Chuyện về những ông VUA TIỀN MẶT trên sàn HOSE

Các doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước từng là những ông Vua tiền mặt của sàn HOSE trong những thời kỳ nhất định. Và rồi thời thế thay đổi.

>> Điểm danh Top 10 doanh nghiệp lớn nhất sàn HOSE về tổng tài sản

>> Top 10 doanh nghiệp trên HOSE có lợi nhuận cao nhất năm 2020

>> Top 10 doanh nghiệp trên HOSE có doanh thu lớn nhất năm 2020

Các doanh nghiệp được khảo sát trong bài này không bao gồm các ngân hàng và công ty bảo hiểm nhân thọ do đặc thù huy động tiền của các doanh nghiệp này.

Ai là Vua tiền mặt của sàn HOSE?

Các doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước từng là những ông Vua tiền mặt của sàn HOSE trong những thời kỳ nhất định. Và rồi thời thế thay đổi.

Video ở trên review lại trạng thái tiền mặt (tài khoản Tiền và tương đương tiền trên Bảng cân đối kế toán ngày cuối năm) của Top 10 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE có tiền nhiều nhất 10 năm qua.

Dữ liệu được dùng để chạy biểu đồ timeline động này là số Trung bình động của mỗi 2 năm liên tiếp. Điều này là nhằm loại bỏ bớt tính thời điểm của các số liệu. Số trung bình động giúp phản ánh sát hơn xu hướng số dư tiền của các doanh nghiệp, cũng để việc so sánh giữa các doanh nghiệp có ý nghĩa hơn.

Chuyện về những ông VUA TIỀN MẶT của sàn HOSE
Những đường ống dẫn khí là cỗ máy sinh tiền của GAS

Lịch sử cho thấy, GAS là Vua tiền mặt của sàn HOSE từ 2011 cho đến tận hết năm 2017, trước khi nhường ngôi cho VIC. Có giai đoạn, như 2014 – 2015, GAS thống trị tuyệt đối với số dư tiền mặt nhiều gấp đôi so với vị trí thứ hai (PLX) và gấp 3 so với vị trí thứ ba (VIC).

Tuy nhiên, bắt đầu từ đây, số dư tiền và tương đương tiền của GAS nói riêng và các doanh nghiệp gốc nhà nước nói chung bắt đầu giảm mạnh hoặc chững lại, nhường chỗ cho các doanh nghiệp tư nhân.

Cho đến năm 2020, chỉ còn 3 doanh nghiệp nhà nước góp mặt trong Top 10, trong đó 4 vị trí cao nhất hoàn toàn thuộc về các doanh nghiêp tư nhân, lần lượt là VIC, VHM, HPG và NVL. (Xem bảng dưới đây).

BẢNG TOP 10 DOANH NGHIỆP NHIỀU TIỀN NHẤT SÀN HOSE NĂM 2020
#Mã CP Tên doanh nghiệpSố dư tài khoản
Tiền và tương đương tiền
của Top 10 năm 2020

(Đơn vị: tỷ đồng)
1VICTập đoàn Vingroup – CTCP29.404
2VHMCTCP Vinhomes13.714
3HPGCTCP Tập đoàn Hòa Phát13.696
4NVLCTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va11.559
5PLXTập đoàn Xăng dầu Việt Nam10.612
6MSNCTCP Tập đoàn MaSan7.721
7MWGCTCP Đầu tư Thế giới Di động7.348
8POWTổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP7.070
9GVRTập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam5.528
10GASTổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP5.237

>> Top 10 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất sàn HOSE 10 năm 2011-2020

>> Dữ liệu doanh thu 10 năm (2011-2021) của tất cả doanh nghiệp trên HOSE

Vingroup (VIC) trở thành Vua tiền mặt của sàn HOSE kể từ năm 2018 và ngày càng khẳng định vững chắc vị thế của mình. Trong khi đó, ông Vua một thời – GAS tụt xuống vị trí thứ 10 và thậm chí vị trí này cũng đầy mong manh.

Giá xăng dầu giảm mạnh cộng với nhu cầu tiêu thụ giảm bởi tác động của đại dịch Covid-19 là nguyên nhân chính khiến GAS và PLX giảm mạnh doanh số, làm tiền mặt giảm theo. Bên cạnh đó, một phần thu nhập của GAS phải dùng để chi trả cổ tức, nhất là cho cổ đông Nhà nước.

Vua tiền mặt thì sao?

Có tiền mua tiên cũng được. Khi là Vua tiền Mặt mà Tiền mặt là Vua thì cơ hội càng thuộc về những vị vua đó. Song trong thực tế, Tiền nhiều có thể không biết để làm gì. Khi tiền nhiều không biết để làm gì thì tài khoản tiền thường sẽ càng đầy hơn và việc trở thành Vua tiền mặt chưa chắc đã hay ho.

Đó chính là tình cảnh của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, vốn là những ông lớn độc quyền ngành, nguồn thu hàng năm lớn, nhưng thị trường bão hòa (không mở rộng được) trong khi lại bị CẤM đầu tư ngoài ngành.

Hãy quan sát video trên, trong đó có một khuôn hình nhỏ chạy cùng timeline nhưng phản ánh chỉ tiêu tổng tài sản của Top 10 doanh nghiệp. Rất nhiều cái tên có mặt trong cả hai Top 10 này.

Theo đó, vào năm 2014, GAS có số dư tiền mặt là hơn 24.000 tỷ đồng, trong khi Tổng tài sản gần 54.000 tỷ đồng. Tỷ lệ Tiền và tương đương tiền / Tổng tài sản là 44,77%. Cùng năm, VIC có Tổng tài sản là hơn 90.000 tỷ đồng, cao nhất sàn, nhưng số dư tài khoản Tiền và tương đương tiền chỉ là 7.608 tỷ đồng, chiếm vỏn vẹn 8,45% Tổng tái sản.

Tiền nhiều để làm gì?

Tiện đây, xin chia sẻ với bạn đọc về một số kỷ lục gia khác, không thuộc Top 10 ở trên những cũng đáng để lưu ý.

  • Doanh nghiệp có Tỷ lệ Tiền và tương đương tiền / Tổng tài sản lớn nhất sàn HOSE năm 2014 là CTCP Công viên nước Đầm Sen (Mã DSN) với 86,5%.
  • Doanh nghiệp có Tỷ lệ Tiền và tương đương tiền / Tổng tài sản lớn nhất sàn HOSE 10 năm qua là CTCP Vincom Retail (VRE) với… 99,99% vào năm 2012 (đúng là doanh nghiệp chả có gì ngoài tiền). Năm đó, Tổng tài sản của VRE là hơn 6 tỷ đồng và Tiền mặt chỉ kém Tổng tài sản vài trăm nghìn đồng.
  • Còn dưới đây là Top 10 doanh nghiệp có tỷ lệ trên cao nhất năm 2020.
Bảng Top 10 Tỷ lệ Tiền và tương đương/ Tổng tài sản năm 2020
#Mã CP Tỷ lệ Tiền và tương đương/
Tổng tài sản năm 2020
1SFCCTCP Nhiên liệu Sài Gòn49,25%
2GMCCTCP Garmex Sài Gòn47,74%
3DRLCTCP Thủy điện – Điện lực 346,05%
4CNGCTCP CNG Việt Nam41,79%
5TCOCTCP Vận tải Đa phương thức Duyên Hải29,23%
6DGWCTCP Thế giới số28,61%
7PETTổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí28,61%
8TDWCTCP Cấp nước Thủ Đức28,23%
9ST8CTCP Siêu Thanh26,15%
10DTTCTCP Kỹ nghệ Đô Thành25,66%
Top 10 Tỷ lệ Tiền và tương đương/ Tổng tài sản năm 2020.

>> Review lợi nhuận 10 năm 2011-2020 của tất cả doanh nghiệp niêm yết trên HOSE

>> Top 10 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 trên HOSE

Dưới đây là tỷ lệ Tỷ lệ Tiền và tương đương/ Tổng tài sản của Vingoup 10 năm qua. Bình quân là 5,49% và không năm nào quá 10%.

Mã CP2011201220132014201520162017201820192020
VIC3,47%2,90%9,94%8,45%4,77%5,36%3,81%4,71%4,57%6,96%
Tỷ lệ Tiền và tương đương/ Tổng tài sản của Vingoup 10 năm qua.

Tiền mặt là sản sản đặc biệt của doanh nghiệp, nó chủ yếu được dự trữ để dùng trong các trường hợp khẩn cấp như để đáp ứng thanh toán cho các khoản phải trả sắp đến hạn.

Tỷ lệ sinh lời của Tiền mặt gần như là thấp nhất, thường bằng lãi suất huy động của các ngân hàng, tùy kỳ hạn. Điều này không nằm ngoài quy luật lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro, bởi tiền mặt là tài sản an toàn hàng đầu.

Cũng vì tiền mặt sinh lời thấp nên những công ty tăng trưởng năng động không bao giờ để nhiều tiền trong két hoặc trong tài khoản ngân hàng. Nó phải được đẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị mới, càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt. Tiền để đáp ứng thanh khoản nên là tiết kiệm nhất – tức vừa đủ, vừa đúng lúc là được.

Nguồn: Nguồn: fiintrade.vn, BCTC của doanh nghiệp