Ngày này năm xưa 12/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 12/11 có 4 sự kiện nổi bật của Việt Nam và 6 sự kiện nổi bật của thế giới.

Thế giới ngày 12/11 trong lịch sử:

1. Ngày sinh Tôn Trung Sơn năm 1866

Ngày này năm xưa 12/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Tôn Trung Sơn sinh ngày 12 tháng 11 năm 1866, là một chính trị gia người Trung Quốc. Ông được biết đến với vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi, lật đổ nhà Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Tôn Trung Sơn cũng là tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc.

Tôn Trung Sơn nổi tiếng với học thuyết “tam dân”: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Tại Đài Loan, Tôn Trung Sơn được tôn xưng là Quốc phụ (cha của đất nước).

2. Ngày sinh Michael Lohscheller năm 1968

Michael Lohscheller sinh ngày 12 tháng 11 năm 1968, là một doanh nhân nổi tiếng trong ngành xe hơi. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng cho các tập đoàn xe hơi lớn như Giám đốc điều hành Opel Automoble GmbH; Giám đốc tiếp thị bán hàng Volkswagen AG, Giám đốc tài chính tập đoàn Volkswagen.

Năm 2021, Michael Lohscheller chính thức trở thành Tổng giám đốc toàn cầu của VinFast, thương hiệu xe hơi được sở hữu bởi Vingroup, tập đoàn lớn nhất Việt Nam.

3. Xoáy thuận Bhola đổ bộ vào Đông Pakistan năm 1970

Ngày này năm xưa 12/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Bã Bhola, hay còn gọi là xoáy thuận Bhola là cơn bão nhiệt đới đã tràn vào phía Đông Pakistan (nay là quốc gia Bangladesh). Cơn bão kinh hoàng này giết chết 500 nghìn người, trở thành cơn bão khiến nhiều người thiệt mạng nhất từng được ghi nhận.

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người chết là cơn bão không được cảnh báo trước. Và thời đó, Pakistan chưa phát triển hệ thống cảnh báo thiên tai, còn Ấn Độ tuy có thông tin về cơn bão nhưng không thông báo cho Pakistan do 2 nước đang ở thế đối địch.

Chính phủ Pakistan bị chỉ trích do chậm trễ các hoạt động cứu trợ sau bão. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cuộc chiến tranh giải phóng Bangladesh nổ ra và kết thúc thắng lợi.

4. Tàu Voyager 1 của NASA tiếp cận Sao Thổ năm 1980

Tàu Voyager 1 là vệ tinh nhân tạo của NASA, được phóng đi ngày 5 tháng 9 năm 1977 với sứ mệnh khám phá Hệ Mặt Trời. Ngày 12 tháng 11 năm 1980, tàu Voyager 1 tiếp cận với Sao Thổ và lần đầu tiên cung cấp những hình ảnh chi tiết về vành đai của hành tinh này.

Trước đó, Voyager 1 cũng lần đầu tiên cung cấp hình ảnh về Sao Mộc vào năm 1979. Năm 1990, tàu này cũng lần đầu tiên chụp được bức “chân dung đại gia đình” Hệ Mặt Trời. Dự kiến, Voyager 1 đủ năng lượng để hoạt động cho đến năm 2025.

5. Phi thuyền Rosetta lần đầu tiên đổ bộ lên một sao chổi năm 2014

Ngày này năm xưa 12/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Rosetta là một thăm dò không gian robot được Cơ quan Vũ trụ châu Âu chế tạo và phóng đi để thực hiện nghiên cứu chi tiết sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Ngày 12 tháng 11 năm 2014, tức là 10 năm sau khi phóng, con tàu này mới đổ bộ lên sao chỗi nói trên. Đây là lần đầu tiên một vệ tinh nhân tạo đổ bộ lên một sao chổi.

6. Ngày mất của Stan Lee năm 2018

Stan Lee sinh ngày 28 tháng 12 năm 1922. Ông là nhà văn và họa sĩ truyện tranh nổi tiếng, chủ tịch hội đồng quản trị hãng Marvel Comics. Ông được biết đến là “cha đẻ” của các siêu anh hùng nổi tiếng như Người Nhện, Người Sắt, Daredevil, Hulk, Thor, nhóm X-men…

Stan Lee là người khởi xướng cuộc cách mạng về siêu anh hùng trong giải trí, với việc sáng tạo ra những nhân vật siêu anh hùng đời thường hơn, giản dị hơn, không còn hoàn hảo như trước. Họ mang trong mình những tật xấu, thói hư hay nỗi đau buồn, ám ảnh tâm lý, từ đó phản ánh nhiều hiện thực xã hội. Truyện siêu anh hùng của Stan Lee là những tác phẩm không chỉ dành cho trẻ em.

Stan Lee mất ngày 12 tháng 11 năm 2018.

Ngày này năm xưa 12/11 của Việt Nam:

1. Ngày sinh của Vũ Đình Liên năm 1913

Vũ Đình Liên sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913. Ông là một trong những lớp nhà thơ đầu tiên của phong trào Thơ mới.

Thơ ông mang đặc trưng bởi sự hoài cổ và lòng thương người, điển hình chính là bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Ông Đồ.

Bên cạnh làm thơ, Vũ Đình Liên còn là nhà phê bình văn học và dịch giả. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Ngày truyền thống của công nhân vùng mỏ – truyền thống ngành than kể từ năm 1936

Ngày 12 tháng 11 năm 1936, tại mỏ than Cẩm Phả, hơn 10 nghìn công nhân đã bãi công, đầu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Cuộc đấu tranh được chuẩn bị, lên kế hoạch từ sớm. Công nhân bãi công lành mạnh, không đập phá máy móc.

Thực dân Pháp điều lính lê dương để đàn án cuộc bãi công nhưng bất thành. Khi công nhân hết gạo dự trữ, các chủ hiệu gạo, người dân tộc Sán Dìu và bà con ngư dân cũng ủng hộ lương thực, thực phẩm để hỗ trợ cuộc đấu tranh.

Cuộc đấu tranh kết thúc thắng lợi. Kể từ đó, ngày 12 tháng 11 được chọn là ngày truyền thống công nhân vùng mỏ, ngày truyền thống ngành than của Việ Nam.

3. Ngày mất liệt sĩ Lê Bình năm 1945

Ngày này năm xưa 12/11: Top 10 sự kiện nổi bật
Chợ Cái Răng, nơi diễn ra trận tập kích của anh hùng, liệt sĩ Lê Bình

Lê Bình là một chiến sĩ cách mạng, quê tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là anh trai ruột của Thượng tướng Lê Minh Hương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an.

Tháng 1 năm 1945, Lê Bình tham gia cách mạng. Sau Cách mạng Tháng Tám, Lê Bình được đưa vào Sài Gòn, hoạt động trong ngành công an.

Tháng 11 năm 1945, Lê Bình được điều về giữ chức Giám đốc Quốc gia tự vệ tỉnh Cần Thơ, nhưng chưa kịp nhậm chức thì Cần Thơ bị giặc chiếm. Lê Bình quyết định tập kích bất ngờ chỉ huy sở của địch.

Ngày 12 tháng 11 năm 1945, Lê Bình chỉ huy 4 chiến sĩ cảm tử đột nhập vào sở chỉ huy Pháp tại Cái Răng, sau đó bất ngờ bắn hạ một số lính Pháp. Lê Bình leo lên cột cờ, tháo cờ Pháp xuống, treo lên lá cờ đỏ sao vàng nhưng sau đó bị bắn và bỏ mình ngay tại cột cờ.

Sau trận đánh tuy nhỏ nhưng tạo tiếng vang lớn, người dân Cần Thơ đã đổi tên chợ Cái Răng thành chợ Lê Bình.

4. Chiến thắng trận Bàu Bàng năm 1965

Ngày này năm xưa 12/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Đây là trận tập kích của Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam, tấn công Sư đoàn bộ binh 3 và lữ đoàn bộ binh 1 của quân đội Mỹ. Trận đánh diễn ra ngày 12 tháng 11 năm 1965 và là trận đánh cấp sư đoàn đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trận đánh diễn ra chỉ 6 giờ đồng hồ, giết chết 20 tên giặc và làm 103 tên bị thương, phá hủy 8 xe quân dụng. Về phía Việt Minh, lính Mỹ cho biết “đếm được” gần 200 thi thể nhưng như những trận đụng độ khác, con số này được cho là phóng đại.

Trận chiến này là trận chiến quan trọng, giúp Việt Minh hiểu được sức chiến đấu mạnh với khí tài quân sự dồi dào của Mỹ, từ đó định hình chiến thuật bằng các cuộc tập kích ở quy mô dưới trung đoàn, tiêu hao sinh lực địch nhưng không gây thương vong nặng nề cho quân ta.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 12/11 tại đây.