Ngày này năm xưa 12/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 12/12 có 5 sự kiện của Việt Nam và 5 sự kiện của thế giới.

Ngày 12/12 của thế giới:

1. Ngày sinh của Robert Noyce năm 1927

Robert Norton Noyce sinh ngày 12 tháng 12 năm 1927. Ông được biết đến với biệt danh “Thị trưởng của Thung Lũng Silicon”. Ông cũng là nhà đồng phát minh (cùng với Jack Kilby) của  vi mạch. Đây chính là phát minh khởi nguồn cho cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Đồng thời ông cũng nổi tiếng vì là người đặt tên cho Thung lũng Silicon, đến nay vẫn được coi là kinh đô công nghệ của thế giới.

2. Tưởng Giới Thạch bị bắt cóc năm 1936

Ngày này năm xưa 12/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Sự biến Tây An là cuộc bắt giữ Tưởng Giới Thạch tại Tây An do 2 nhà cách mạng Trung Quốc là Trương Học Lương và Dương Hổ Thành thực hiện. Mục đích của việc này nhằm gây áp lực buộc Tưởng hợp tác với Đảng Cộng sản chống Đế quốc Nhật Bản. Sự việc xảy ra ngày 12 tháng 12 năm 1936, khi Tưởng đến Tây An. Sự biến Tây An gây chấn động thế giới đương thời.

Ngày 22 tháng 12, Tống Mỹ Linh bay tới Tây An để đàm phán với Trương, Dương. Ngày 24 tháng 12, Tưởng buộc phải chấp nhận đình chiến nghị hòa, liên Cộng kháng Nhật, phóng thích chính trị phạm… Ngày 25 tháng 12, Tưởng Giới Thạch được trả tự do và đích thân Trương Học Lương đưa Tưởng bay về Nam Kinh. Sự biến Tây An kết thúc.

3. Quốc khánh Kenya kể từ năm 1963

Năm 1890, Kenya rơi vào dưới quyền bảo hộ của Anh và trở thành thuộc địa với tên gọi Đông Phi thuộc Anh từ năm 1920. Chính sách khai thác và bóc lột nặng nề của thực dân Anh làm bùng lên các phong trào phản kháng và chủ nghĩa dân tộc trong thập niên 1940. Năm 1952, phong trào Mau Mau gồm phần lớn là người Kikuyu, dưới sự lãnh đạo của Jomo Kenyatta, nổi dậy chống thực dân Anh. Cuộc chiến kéo dài cho đến năm 1956.

Năm 1943, Liên minh dân tộc Phi Kenya (KAU) được thành lập. KAU mở rộng thành viên sang các bộ lạc lớn của Kenya. Vì vậy, Liên minh dân tộc Phi Kenya (KANU) được thành lập và thay thế KAU. Trước cuộc đấu tranh của nhân dân Kenya do KANU lãnh đạo, ngày 12 tháng 12 năm 1963, Anh phải trao trả độc lập cho nước này.

Ngày 12 tháng 12 từ đó trở thành Quốc khánh chính thức của Kenya.

4. Nga độc lập khỏi Liên Xô năm 1991

Ngày này năm xưa 12/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Liên bang Nga là một quốc gia cộng hòa liên bang nằm ở phía bắc của lục địa Á – Âu, đây là quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới.

Ngày 12 tháng 12 năm 1991, Nga chính thức tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô. Nga kế thừa vị thế chính trị của Liên Xô, cũng như các khoản nợ của quốc gia này. Từ đó đến nay, không còn thời kỳ huy hoàng như Liên Xô nhưng Nga cũng là một cường quốc hàng đầu, đối trọng với Mỹ, EU và Trung Quốc.

5. Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua năm 2015

Thỏa thuận chung Paris là một thỏa thuận tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2015 trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) chi phối các biện pháp giảm khí thải carbon từ năm 2020. Thỏa thuận được đàm phán trong Hội nghị lần thứ 21 của các Bên của Công ước Khí hậu (COP21) tại Paris và được thông qua ngày này năm xưa 12/12 năm 2015.

Thỏa thuận Paris yêu cầu các quốc gia tự đưa ra mục tiêu cam kết của riêng mình, gọi là các NDC. Việt Nam dù là quốc gia đang phát triển nhưng luôn đi đầu trong việc nộp và thực hiện NDC.

Ngày này năm xưa 12/12 của Việt Nam:

1. Ngày sinh của Thanh Tịnh năm 1911

Ngày này năm xưa 12/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Thanh Tịnh có tên khai sinh là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911. Ông là một nhà thơ nổi tiếng của việt Nam thời tiền chiến.

Thanh Tịnh bắt đầu viết văn, làm thơ khi còn là thày giáo. Sáng tác đầu tay của ông là truyện “Cha làm trâu, con làm ngựa” đăng trên Thần kinh tạp chí.

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ. Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II. Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.

Truyện ngắn Tôi Đi Học được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 8 chính là tác phẩm nổi tiếng nhất của Thanh Tịnh.

2. Ngày sinh nhạc sĩ Xuân Hồng năm 1928

Xuân Hồng sinh ngày 12 tháng 12 năm 1928. Ông là nhạc sĩ nhạc đỏ, nổi tiếng với những nhạc phẩm Bài ca may áo, Xuân chiến khu, Tiếng chày trên sóc Bom Bo, Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh, Mùa xuân bên cửa sổ… Xuân Hồng là nguyên Phó Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh sáng tác nhạc, Xuân Hồng cũng tham gia Cách mạng. Ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2014.

3. Ngày sinh của Phạm Ngọc Lan năm 1934

Ngày này năm xưa 12/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Phạm Ngọc Lan sinh ngày 12 tháng 12 năm 1934. Ông là một tướng quân đội, mang hàm Thiếu tướng.

Phạm Ngọc Lan nổi tiếng với chiến công là phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ trong không chiến vào ngày 3 tháng 4 năm 1965. Cụ thể, ngày 3 tháng 4 năm 1965, ông tham gia vào trận đánh đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam, tấn công các máy bay của Hải quân Mỹ đang tập kích vào khu vực cầu Hàm. Ông đã bắn hỏng nặng chiếc F-8E của địch do thiếu tá Spence Thomas điều khiển. Chiếc này vẫn bay về được sân bay Đà Nẵng nhưng không còn sử dụng được nên được coi là đã bắn hạ.

Bản thân máy bay của Phạm Ngọc Lan cũng bị bắn hư hỏng nặng, khiến ông phải hạ cánh mạo hiểm xuống ruộng ngô.

4. Ngày mất của Dương Bích Liên năm 1988

Dương Bích Liên sinh năm 1924, là một họa sĩ Việt Nam. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm về chân dung thiếu nữ (Phố Phái, gái Liên). Dương Bích Liên là một trong nhóm tứ kiệt của làng hội họa Việt Nam: Nghiêm, Liên, Sáng, Phái.

Dương Bích Liên mất ngày 12 tháng 12 năm 1988. Ông chọn một cái chết lặng lẽ, không bệnh tật, không đau ốm mà tịch cốc không ăn chỉ uống rượu.

Trước khi chết, Dương Bích Liên có một ước nguyện: “Sau này, trong cái ngày tiễn đưa tôi về bên kia thế giới, tôi không muốn có ai là người lớn, tôi muốn đưa tiễn tôi là một đứa bé ăn mặc thật đúng điệu. Chỉ có đứa bé ấy, đi lững thững bên chiếc xe ngựa chở cái xác không hồn của tôi ra nghĩa trang”.

5. Thành lập Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng năm 2001

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm tại huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam.

Trước khi trở thành một vườn quốc gia, khu vực này đã là một khu bảo tồn thiên nhiên. Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 189/2001/QĐ-TTg chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng thành vườn quốc gia với tên gọi như hiện nay.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 12/12 tại đây.