Ngày này năm xưa 14/11 có 4 sự kiện của Việt Nam và 6 sự kiện của thế giới.
Thế giới ngày 14/11 năm xưa:
1. Nellie Bly bắt đầu chuyến vòng quanh thế giới trong 72 ngày năm 1889
Nellie Bly là bút danh của nhà báo, nhà sáng chế Elizabeth Cochrane Seaman. Bà nổi tiếng nhờ thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất trong 72 ngày, bắt chước cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Jules Verne. Chuyến hành trình bắt đầu vào ngày 14 tháng 11 năm 1889.
Nellie Bly cũng được biết đến là người tiên phong trong loại hình báo chí điều tra, nhờ vào việc bí mật điều tra và đưa tin về những bất công trong cuộc sống của người nghèo, người bị áp bức. Phóng sự đầu tiên của bà có tên “10 ngày trong trại tâm thần”.
2. Ngày sinh Jawaharlal Nehru năm 1889
Jawaharlal Nehru sinh ngày 14 tháng 11 năm 1889. Ông là chính trị gia và là thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ.
Jawaharlal Nehru là lãnh đạo tối cao của phong trào đòi độc lập cho Ấn Độ, dưới sự giám hộ của Mahatma Gandhi. Ông được xem là “kiến trúc sư” của nhà nước Ấn Độ hiện đại.
Gia tộc Nehru-Gandhi do Jawaharlal Nehru làm tộc trưởng cũng là gia tộc chính trị nổi tiếng nhất của Án Độ. Sau này, con gái ông là Indira Gandhi cũng trở thành thủ tướng.
3. Sự việc khởi nguồn cho việc sản xuất tàu sân bay năm 1911
Ngày 14 tháng 11 năm 1911, một người Mỹ tên là Ely đã lái chiếc máy bay hai lớp cánh, có động cơ 50 mã lực. Ely điều khiển máy bay hạ cánh xuống một mặt phẳng ở đuôi một chiến hạm, sau đó vài phút lại tiếp tục cất cánh.
Chính sự việc này đã là cơ sở để thiết kế và sản xuất tàu sân bay, một phương tiện được ứng dụng nhiều trong quân đội.
4. Cấp bằng sáng chế cho laser hồng ngọc năm 1967
Laser hồng ngọc là loại laser được tạo ra bằng cách cuốn một ống ánh sáng quanh thanh hồng ngọc. Loại laser này được biết đến là tia laser đầu tiên được con người tạo ra, do Theodore H. Maiman tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hughes vào ngày 16 tháng 5 năm 1960.
Đến ngày 14 tháng 11 năm 1967, Theodore Maiman chính thức được cấp bằng sáng chế cho laser hồng ngọc. Ngày nay loại laser này được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp làm đẹp.
5. Ngày đái tháo đường thế giới kể từ năm 1991
Ngày Đái tháo đường thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 14 tháng 11 năm 1991, trùng với ngày sinh của nhà khoa học Frederick Banting, người khám phá ra chất insulin để điều trị bệnh đái tháo đường.
Kể từ đó, Tổ chức Y tế thế giới chọn ngày 14 tháng 11 làm ngày đái tháo đường thế giới, nhằm nâng cao nhận thức về bệnh đái tháo đường.
Thông điệp để phòng ngừa bệnh đái tháo đường được đưa ra là:
- Không hút thuốc lá.
- Ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh, ăn đủ lượng kali, ăn nhiều cá, ăn ít mỡ động vật.
- Hạn chế uống cà phê, bia rượu hoặc các đồ uống có cồn
- Duy trì cân nặng chuẩn BMI
- Rèn luyện thể lực mức độ trung bình
6. Hội nghị G20 khai mạc lần đầu tiên năm 2008
G20 là tổ chức gồm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, được thành lập vào năm 1999. Tuy nhiên, đến ngày 14 tháng 11 năm 2008, tổ chức này mới có hội nghị thượng đỉnh đầu tiên, với chủ đề về thị trường tài chính và kinh tế thế giới.
Cuộc họp được tổ chức để tìm ra giải pháp cho khủng hoảng tài chính toàn cầu. Kết thúc cuộc họp, các đại biểu tham dự thống nhất được về những biện pháp bảo vệ nền tài chính, cũng như tăng cường hỗ trợ cho các nền kinh tế đang và chưa phát triển.
Ngày này năm xưa 14/11 của Việt Nam:
1. Thành lập Bộ Canh nông năm 1945
Tại phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 14-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông, với nhiệm vụ chăm lo chỉ đạo phát triển nền nông, lâm nghiệp nước nhà.
Bộ Canh nông được thành lập trên cơ sở Nha Nông – Mục – Thủy – Lâm thuộc Bộ Kinh tế. Đây cũng chính là tiền thân của Bộ Nông lâm, và là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày nay.
2. Mở màn trận Ia Đrăng năm 1965
Trận Ia Đrăng là một trong những trận đánh lớn đầu tiên giữa liên quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa-Quân đội Hoa Kỳ và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trận đánh này được đặt theo tên sông Đrăng chảy qua thung lũng phía tây bắc Plei Me, nơi diễn ra giao tranh. 234 tên giặc bị tiêu diệt và 245 tên bị thương là chiến tích của quân giải phóng trong trận đánh này.
Trận Ia Đrăng mang ý nghĩa báo hiệu sự sẵn sàng chiến đấu của quân giải phóng, bất chấp hy sinh xương máu để giành lại từng tấc đất quê hương.
3. Việt Nam chính thức gia nhập APEC năm 1998
Ngày 14 tháng 11 năm 1998, tại Kuala Lumpur, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Đây là bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
APEC có 3 trụ cột chính là tự do hoá thương mại, đầu tư; thuận lợi hoá thương mại và hợp tác kinh tế kỹ thuật. Bên cạnh đó, APEC cũng tích cực phối hợp các bên để tham gia vào các hoạt động toàn cầu như giải quyết khủng hoảng tài chính, ngăn ngừa lạm phát và chống khủng bố.
4. Truy tặng danh hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho em Nguyễn Nhật Trường năm 2014
Ngày 14 tháng 11 năm 2014, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bến Tre đã tổ chức lễ truy tặng danh hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” của Trung ương Đoàn và Bằng khen của Tỉnh đoàn cho em Nguyễn Nhật Trường, học sinh lớp 10CB4, Trường Trung học phổ thông Huỳnh Tấn Phát, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Trước đó, ngày 25-9-2014, sau khi tan trường, em Nguyễn Nhật Trường cùng 12 em học sinh trong lớp rủ nhau đến bến phà Tam Hiệp (huyện Bình Đại) để tắm sông. Lúc đó, có nữ sinh đứng trên bờ, trượt chân ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi.
Thấy người gặp nạn, Trường lập tức lao theo dòng nước xiết để cứu bạn. Khi đưa bạn nữ gần đến bờ, do đuối sức, Trường bị nước cuốn trôi. Đến ngày 27/9, thi thể em Trường mới được tìm thấy.
Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 14/11 tại đây.