Ngày này năm xưa 14/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 14/12 cố 3 sự kiện của Việt Nam và 7 sự kiện của thế giới.

Ngày này năm xưa 13/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Thế giới ngày 14/12 có sự kiện gì đáng chú ý?

1. Ngày sinh của Nostradamus năm 1503

Nostradamus sinh ngày 14 tháng 12 năm 1503, bác sĩ và nhà tiên tri người Pháp.

Ông là tác giả cuốn sách “Những lời tiên tri” (Les Propheties), một bộ sưu tập những lời tiên đoán của ông được xuất bản năm 1555. Quyển sách là một tập hợp những bài đoản thi gồm 4 câu (thơ tứ tuyệt), mỗi nhóm 100 câu nói về một thế kỷ.

Những bài thơ trong quyển sấm ký này rất mơ hồ, khó hiểu, chúng miêu tả những biến cố được tiên kiến sẽ xảy đến cho thế giới từ giữa thế kỷ 16 cho đến ngày tận thế, theo dự kiến là vào năm 3797. Nhiều người đã luận giải những lời sấm truyền trong đó và liên hệ với các sự kiện đã xảy ra từ thời Nostradamus đến nay và tiên liệu những biến động có thể sẽ xảy đến cho nhân loại.

2. Khí cầu không người lái bay thử lần đầu tiên năm 1782

Ngày này năm xưa 14/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Khinh khí cầu là phát minh của anh em nhà Montgolfier, những người con của ông chủ xưởng giấy Montgolfier tại Annonay của Pháp. Vào một buổi mùa đông năm 1772, trong khi chăm chú nhìn ngọn lửa cháy trong lò sưởi cùng với luồng khí nóng liên tục bốc lên cao, 2 anh em đã phát hiện ra nguyên lý “không khí nóng sẽ nhẹ hơn”, cũng chính là nguyên lý chế tạo khinh khí cầu (tức là quả cầu chứa khí nhẹ).

Chuyến bay của khinh khí cầu đầu tiên được thử nghiệm vào ngày 14 tháng 12 năm 1782, là một chuyến bay không người lái và di chuyển được khoảng cách gần 2km.

3. Con người lần đầu tiên đi đến Nam Cực năm 1911

Ngày 14 tháng 12 năm 1911, đoàn thám hiểm người Na Uy dẫn đầu bởi nhà thám hiểm Roald Amundsen đã cắm được lá cờ Na Uy lên vùng đất Nam Cực, trở thành nhóm người đầu tiên đặt chân đến châu lục lạnh giá này.

Chuyến đi được khởi hành từ năm 1903, khi Amundsen dẫn đầu đoàn thám hiểm cùng với sáu người khác trên con tàu Gjoa, lần đầu tiên vượt thành công lối thông Tây Bắc  giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Họ đã đi dọc các vùng đất cận cực trong nhiều mùa đông và học những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống ở vùng cực.

4. Trung Quốc khởi công đập Tam Hiệp năm 1994

Ngày này năm xưa 14/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Đập Tam Hiệp là đập thủy điện nằm chặn ngang sông Trường Giang tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 14 tháng 12 năm 1994.

Đập Tam Hiệp hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Việc xây dựng đập Tam Hiệp vấp phải nhiều ý kiến trái chiều do lo ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động đến môi trường.

5. Ký kết Hòa ước Dayton năm 1995

Hòa ước Dayton có tên gọi khác là Hiệp định khung về hoà bình ở Bosna và Hercegovina, là một hoà ước đã đạt được tại căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio vào tháng 11 năm 1995, và chính thức được ký tại Paris ngày 14 tháng 12 năm 1995. Các hoàn ước này đã chấm dứt cuộc chiến kéo dài 3,5 năm ở Bosnia, một trong những xung đột vũ trang ở Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư.

6. Ngày trêu đùa thế giới (monkey day)

Ngày trêu đùa thế giới là ngày 14 tháng 12 hàng năm. Ngày này có nguồn gốc từ họa sĩ Casey Sorrow, khi ông này vẽ biểu tượng hình con khỉ lên ngày 14 tháng 12 trong tờ lịch của một người bạn, và đùa rằng 14 tháng 12 là ngày trêu đùa.

Đến năm 2000, ngày lễ này bắt đầu được tổ chức bởi người dân vùng Lasing và các sinh viên nghệ thuật đại học Michigan. Từ đó, ngày trêu đùa thế giới trở thành ngày lễ chính thức tại một số nước Âu, Mỹ.

7. Cầu cạn Millau được mở cửa chính thức năm 2004

Cầu cạn Millau là một cây cầu cạn dây văng bắc qua thung lũng sông Tarn ở Millau, tỉnh Aveyron, miền nam nước Pháp.

Cầu do kiến trúc sư người Anh Norman Foster và kỹ sư cầu người Pháp Michel Virlogeux thiết kế. Đây là cây cầu từng được xem là cao nhất thế giới.

Cây cầu này là một phần của trục giao thông đường bộ A75-A71 từ Paris đến Béziers. Cầu được khởi công vào tháng 10 năm 2001 và khánh thành vào ngày 14 tháng 12 năm 2004, lễ thông xe được tổ chức hai ngày sau đó.

Ngày này năm xưa 14/12 của Việt Nam:

1. Ngày mất của Hiến Từ Hoàng thái hậu năm 1369

Ngày này năm xưa 14/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Hiến Từ Hoàng thái hậu hay Hiến Từ Tuyên Thánh Hoàng hậu là Hoàng hậu của hoàng đế Trần Minh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Trần Dụ Tông. Bà được các hoàng đế Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông xem là mẹ đích và kính trọng.

Trần Dụ Tông chơi bời quá độ mà mất sớm, không có con nối dõi. Hiến Từ Hoàng thái hậu đưa Trần Nhật Lễ, là con trai của Cung Túc vương Trần Nguyên Dục lên ngôi. Ngày 14 tháng 12, Tuyên Thánh Thái hoàng thái hậu đột ngột băng hà. Các sử gia suy đoán là do Trần Nhật Lễ giết do Thái hoàng thái hậu biết Nhật Lễ không phải con của cố Cung Túc vương Nguyên Dục (tương truyền là con của một kép hát).

2. Ngày truyền thống ngành Đo đạc và bản đồ Việt Nam

Ngày 14 tháng 12 năm 1959, Cục Đo Đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam được thành lập. Kể từ đó, ngày này đã trở thành Ngày truyền thống ngành Đo đạc và bản đồ Việt Nam.

3. Giáo sư Tôn Thất Tùng được tặng Huân chương vàng quốc tế của Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris năm 1977

Ngày này năm xưa 14/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 14 tháng 12 năm 1977, giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã vinh dự nhận được Huân chương vàng quốc tế của Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris. Đây là giải thưởng quốc tế cao nhất của ngành phẫu thuật của nước Pháp. Giải thưởng được trao 5 năm một lần, dành cho nhà phẫu thuật có nhiều đóng góp cho sự nghiệp y học của thế giới.

Tôn Thất Tùng là người thứ 9 nhận được giải thưởng này, khi đang là viện sĩ của Viện hàn lâm Phẫu thuật Paris.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 14/12 tại đây.