Ngày này năm xưa 15/12 có 6 sự kiện của Việt Nam và 4 sự kiện của thế giới.
Ngày 15/12 trong lịch sử thế giới:
1. Tuyên ngôn Nhân quyền của Mỹ trở thành luật năm 1791
Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ là 10 tu chính án đầu tiên cho Hiến pháp Mỹ. Mười tu chính án này đã được phê chuẩn và trở thành Đạo luật Nhân quyền vào ngày 15 tháng 12 năm 1791.
Top-10 đã giới thiệu Tuyên ngôn Nhân quyền của Mỹ vào Ngày này năm xưa 20/11, ngày New Jersey trở thành tiểu bang Mỹ đầu tiên thông qua bản tuyên ngôn này.
2. Ngày sinh của Gustave Eiffel năm 1832
Alexandre Gustave Eiffel sinh ngày 15 tháng 12 năm 1832. Ông một kỹ sư, nhà thầu, một nhà chuyên môn về kết cấu kim loại người Pháp. Gustave Eiffel là người đã thiết kế tháp Eiffel tại Paris và thiết kế phần cốt của tượng Nữ thần tự do ở New York.
Một số công trình khác được Gustave Eiffel thiết kế có thể kể đến như La Ruche, cầu cạn Garabit, đèn biển Mona Island, ga đường sắt trung tâm tại Santiago de Chile… Ông cũng tham gia vào việc xây dựng kênh đào Panama, tuy nhiên dự án này về sau bị sụp đổ và thiệt hại, kéo danh tiếng của Eiffel đi xuống.
Tại Việt Nam, có 2 công trình được cho là do Eiffel thiết kế, bao gồm cầu Long Biên và tòa nhà Bưu điện trung tâm tại TP.HCM.
3. Sitting Bull bị giết hại năm 1890
Sitting Bull (Bò Mộng Ngồi) là lãnh tụ của dân tộc da đỏ Lakota Hunkpapa đã lãnh đạo dân tộc mình với vai trò tù trưởng trong những năm kháng chiến chống lại chính phủ Mỹ.
Sitting Bull bị sát hại bởi một mật vụ cảnh sát, tại Khu bảo tồn người da đỏ Standing Rock ngày 15 tháng 12 năm 1890. Sự kiện này đã dẫn đến vụ thảm sát Wounded Knee, là vụ đụng độ giữa trung đoàn kỵ binh số 7 của Mỹ và người dân Lakota.
4. Phim Cuốn Theo Chiều Gió được công chiếu lần đầu năm 1939
Cuốn Theo Chiều Gió là một bộ phim Mỹ, thuộc thể loại phim chính kịch-lãng mạn-sử thi, được phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Margaret Mitchell, xuất bản năm 1936. Phim được sản xuất bởi David O.Selznick, đạo diễn Victor Fleming và kịch bản gốc Sidney Howard. Bộ phim được quay ở miền Nam nước Mỹ trong thời gian xảy ra nội chiến.
Phim được công chiếu lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 12 năm 1939. Doanh thu của bộ phim Cuốn Theo Chiều Gió thu về doanh thu 3,4 tỷ USD, đưa phim này trở thành một trong những tác phẩm điện ảnh thành công nhất mọi thời đại.
Ngày này năm xưa 15/12 của Việt Nam:
1. Ngày sinh thày Thích Trí Độ năm 1894
Hòa thượng Thích Trí Độ sinh ngày 15 tháng 11 năm 1894, là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam, nguyên Hội trưởng Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam, một trong những tổ chức tiền thân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay.
Thày Thích Trí Độ có thế danh là Lê Kim Ba, xuất thân trong một gia đình Nho học, từ nhỏ đã có một cơ bản Hán học rất uyên thâm. Thày Thích Trí Độ tham gia phong trào Phật giáo cứu quốc. Sau này, thày đã tích cực vận động Tăng Ni Phật tử các tỉnh miền Bắc để thành lập một tổ chức Phật giáo thống nhất. Tháng 3 năm 1958, Hội Phật giáo Thống nhất được thành lập, Thích Trí Độ giữ chức Hội trưởng cho đến ngày viên tịch.
2. Ngày sinh Tô Ngọc Vân năm 1906
Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 11 năm 1908. Ông à một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của một số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Tô Ngọc Vân là một trong nhóm tứ kiệt của nền hội họa Việt Nam (Trí, Vân, Lân, Cẩn).
Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Thông qua mỹ thuật, ông đã cố gắng diễn tả được vẻ đẹp của duyên dáng người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ.
3. Ngày sinh Chính Hữu năm 1926
Chính Hữu sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926. Ông là một nhà thơ Việt Nam, viết về người lính và 2 cuộc kháng chiến, chính từ những trải nghiệm của ông khi trực tiếp chiến đầu vì Tổ quốc. Chính Hữu là Nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Vào 00 giờ 27 phút ngày 27 tháng 11 năm 2007, ông đã qua đời tại bệnh viện Hữu Nghị thành phố Hà Nội. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bài thơ Đồng Chí, trong tập thơ Đầu Súng Trăng Treo, được đưa vào sách giáo khoa.
4. Ngày mất của Hoàng Sâm năm 1968
Hoàng Sâm là Thiếu tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam, và là đội trưởng đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Ông tên thật là Trần Văn Kỳ, sinh năm 1915 ở làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng. Ông đã chỉ huy đội đánh các đồn Phai Khắt, Nà Ngần. Sau những chiến thắng đầu tiên này, đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân phát triển thành một đại đội gồm ba trung đội và Hoàng Sâm được cử làm đại đội trưởng.
Ông hy sinh ngày 15 tháng 12 năm 1968 tại chiến trường Trị – Thiên ở tuổi 53, sau 41 năm liên tục cống hiến cho sự nghiệp Cách mạng.
5. Ngày mất của Thanh Hải năm 1980
Thanh Hải tên thật Phạm Bá Ngoãn là một nhà thơ Cách mạng Việt Nam. Nhà thơ Thanh Hải sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930 tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 1980 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Top-10 đã giới thiệu nhân vật này trong Ngày này năm xưa 4/11 là ngày sinh của ông.
6. Việt Nam vô địch AFF Suzuki Cup năm 2018
AFF Suzuki Cup là Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Vòng chung kết của AFF Suzuki Cup năm 2018 diễn ra từ ngày 8 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 năm 2018. Tại giải đấu này, Việt Nam thắng Malaysia với tổng tỷ số 3–2 trong trận chung kết hai lượt đi và về và lần thứ hai giành chức vô địch. Cầu thủ Quang Hải của đội tuyển Việt Nam cũng được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất của giải.
Đây là một chiến thằng ngọt ngào cho đội tuyển bóng đá Việt Nam, thỏa sự chờ đợi suốt 10 năm trời của người hâm mộ.
Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 15/12 tại đây.