Ngày này năm xưa 16/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 16/11 có 2 sự kiện của Việt Nam và 8 sự kiện của thế giới

Thế giới ngày 16/11 năm xưa:

1. UNESCO thành lập năm 1945

Ngày này năm xưa 16/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc, viết tắt UNESCO chính thức thành lập vào ngày 16 tháng 11 năm 1945. Đây là tổ chức chuyên môn lớn của Liên hợp quốc, hoạt động với mục đích “thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo”.

2. Liên Xô phóng thành công tàu Venera 3 năm 1965

Venera 3 (Sao Kim 3) là tàu thăm dò không gian được sử dụng để khám phá Sao Kim. Ngày 16 tháng 11 năm 1965, Liên Xô phóng thành công tàu Venera 3 từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan.

Chương trình Venera 3 được Liên Xô xây dựng trong bối cảnh Mỹ đang vượt mặt trong cuộc đưa vào vũ trụ, với một loạt tàu thăm dò phóng lên Mặt Trăng, Sao Hỏa và Sao Kim. Venera 3 là thiết bị đầu tiên va chạm vào hành tinh khác khi đâm sầm vào bề mặt Sao Kim thay vì hạ cánh.

3. Estonia tuyên bố chủ quyền năm 1988

Ngày này năm xưa 16/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Bản tuyên bố chủ quyền của Estonia được ban hành ngày 16 tháng 11 năm 1988, khẳng định chủ quyền và quyền tối cao của luật pháp Estonia trên luật pháp của Liên Xô. Nước này cũng tuyên bố chủ quyền với các tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng và ngân hàng nhà nước trên lãnh thổ. Tuy nhiên, nước này lúc đó vẫn chưa tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô.

Ngày tuyên bố chủ quyền của Estonia là ngày lễ quan trọng không kém quốc khánh của nước này.

4. Ngày sinh Sanna Mirella Marin năm 1985

Sanna Mirella Marin là nữ chính trị gia người Phần Lan, sinh ngày 16 tháng 11 năm 1985. NĂm 2019, bà được bầu làm thủ tướng Phần Lan ở tuổi 34. Bà là thủ tướng Phần Lan trẻ nhất trong lịch sử, và cũng là nữ thủ tướng trẻ nhất thế giới hiện nay. Trong chính phủ của bà, 12 trong số 19 bộ trưởng là phụ nữ.

Trước khi làm thủ tướng, Sanna Mirella Maringiữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông và Truyền thông.

5. Benazir Bhutto được bầu làm thủ tướng Pakistan năm 1988

Ngày này năm xưa 16/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Benazir Bhutto là một nữ chính trị gia người Pakistan. Ngày 16 tháng 11 năm 1988, bà được bầu làm thủ tướng Pakistan, trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một đất nước Hồi giáo sau thời kỳ thuộc địa.

Tuy nhiên, Bhutto đã bị bãi nhiệm sau đó 20 tháng bởi một sắc lệnh gây tranh cãi của tổng thống Ghulam Ishaq Khan. Năm 1993, bà tiếp tục đắc cử và lại bị bãi nhiệm năm 1996 với lý do tương tư

6. UNCLOS có hiệu lực kể từ năm 1994

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) à một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hợp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến năm 1982. Tuy nhiên, công ước này phải qua nhiều lần chỉnh sửa mới chính thức có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1994.

UNCLOS là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho công cuộc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Năm 2016, Tòa Trọng tài Quốc tế đã từng đưa ra phán quyết cho rằng những yêu sách của Trung Quốc trên Bển Đông là trái với UNCLOS.

7. Ngày Khoan dung quốc tế kể từ năm 1995

Ngày Khoan dung Quốc tế là một ngày hành động hàng năm được  UNESCO chính thức kỷ niệm kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1995. Ngày này mang ý nghĩa tạo ra nhận thức cộng đồng về những nguy cơ của việc thiếu lòng bao dung.

Sự khoan dung ở đây không chỉ giữa người với người, mà còn là giữa các quốc gia, các dân tộc, các nền văn hóa khác nhau. UNESCO kêu gọi các quốc gia công nhận một thực tế là con người dù khác nhau về ngoại hình, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị, song đều có quyền được sống trong hòa bình và duy trì cá tính của riêng mình

8. Ngày mất Milton Friedman năm 2006

Ngày này năm xưa 16/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Milton Friedman là nhà kinh tế học người Mỹ, đã từng đoạt giải Nobel Kinh tế, nhờ vào những phân tích phức tạp về tiêu dùng và lý thuyết tiền tệ. Friedman khởi xướng Trường phái trọng tiền, nhấn mạnh vào những bất lợi khi Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế.

Friedman cũng được biết đến là học trò của nhà kinh tế học nổi tiếng Simon Kuznets và là thày dạy của các nhà kinh tế học như Gary Becker, Tom Campbell

Việt Nam ngày này năm xưa 16/11:

1. Báo Tiền Phong phát hành số đầu tiên năm 1953

Ngày 16 tháng 11 năm 1953 là ngày tờ báo Tiền Phong phát hành số đầu tiên, phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Để có kinh phí xuất bản báo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đã phải vận động, kêu gọi thanh viên, đoàn viên cả nước sản xuất, lao động thêm để lấy tiền đóng góp, thu về được số tiền 2 triệu đồng. Từ đó, ngày 16 tháng 11 trở thành ngày truyền thống của báo Tiền Phong.

2. Bill Clinton khởi hành chuyến bay sang thăm Việt Nam năm 2000

Tổng thống Mỹ Bill Clinton là người đã quyết định thiết lập trở lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên sang thăm Việt Nam sau chiến tranh, với chuyến thăm khởi hành từ ngày 16 tháng 11 năm 2000.

Chuyến thăm này là dấu mốc quan trọng giúp Việt Nam và Mỹ hàn gắn lại vết thương chiến tranh, chính thức xóa bỏ cái nhìn nguy cơ, thù địch. Kể từ đó, quan hệ song phương ngày càng tốt đẹp, đặc biệt là quan hệ kinh tế, thương mại.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 16/11 tại đây.