Ngày này năm xưa 17/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 17/1 có 5 sự kiện của Việt Nam và 5 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 17/1:

1.      Ngày sinh Benjamin Franklin năm 1706

Benjamin Franklin sinh ngày 17 tháng 1 năm 1706. Ông là một trong những thành viên lập quốc của Mỹ. Ngoài chính trị, Franklin còn là nhà khoa học, nhà văn, thợ in, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao hàng đầu. Ông nổi tiếng với những phát minh về điện, ví dụ như cột thu lôi.

Franklin không lãnh đạo cuộc cách mạng Mỹ nhưng ông được các sử gia gọi với cái tên “người Mỹ đầu tiên”.

2.      Ngày mất của Chang và Eng Bunker năm 1874

Ngày này năm xưa 17/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Chang Bunker và Eng Bunker sinh năm 1811, là cặp sinh đôi dính liền nổi tiếng. Họ đã được gọi là “anh em sinh đôi người Xiêm” vì họ sinh ra ở Xiêm (Thái Lan).

Với y học ngày đó, việc tách đôi Chang và Eng là điều không thể, do đó họ phải sống dính liền nhau suốt cả cuộc đời. Họ tham gia gánh xiếc vòng quanh thế giới và dừng chân sinh sống tại Mỹ. Tại đây, họ lập gia đình với 2 chị em.

Ngày 17 tháng 1 năm 1874, Chang đột tử vì viêm phổi. Một bác sĩ được gọi đến để phẫu thuật tách 2 anh em nhưng Eng từ chối. Eng mất 3 giờ sau đó.

3.      Mỹ mua quần đảo Virgin với giá 25 triệu USD năm 1917

Quần đảo Virgin nằm trong vùng Caribe. Sau khi được Christopher Columbus phát hiện và đặt tên năm 1493, nơi này lần lượt bị nhiều thế lực chiếm đóng. Quần đảo trở thành thuộc địa Đan Mạch năm 1754 và phát triển mạnh về sản xuất mía đường.

Mỹ đã hỏi mua lại quần đảo Virgin năm 1916 do sợ Đức sẽ chiếm được và sử dụng nơi này làm căn cứ tàu ngầm. Về phía Đan Mạch cũng đang muốn bán quách khu vực thuộc địa tiêu tốn nhiều ngân sách này đi. Cuộc mua bán lịch sử diễn ra ngày 17 tháng 1 năm 1917, với giá 25 triệu USD.

4.      Ngày sinh Muhammad Ali năm 1942

Ngày này năm xưa 17/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Muhammad Ali sinh ngày 17 tháng 1 năm 1942. Ông là vận động viên quyền anh, nhà hoạt động xã hội người Mỹ. Ali có biệt danh là “người vĩ đại nhất”, là hình mẫu vận động viên quan trọng trong giới boxing. Ông từng 3 lần giành chức vô địch hạng nặng và một lần dành huy chương vàng Olympic hạng vừa.

Ali được người Việt Nam biết đến rộng rãi nhờ câu chuyện về việc từ chối nhập ngũ để tham gia cuộc xâm lược Việt Nam vào năm 1966. Ông có câu nói nổi tiếng: “Tôi không có gì bất đồng với Việt Cộng… không người Việt Cộng nào gọi tôi là mọi đen cả”.

5.      Phiên họp đầu tiên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 1946

Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên hợp quốc. Cơ quan này chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Nghị quyết của hội đồng là bắt buộc với các thành viên Liên hợp quốc.

Có 5 thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Mỗi thành viên này đều có quyền phủ quyết (veto). Khi 1 thành viên sử dụng quyền veto, nghị quyết của hội đồng sẽ không được thông qua.

Phiên họp đầu tiên của Hội đồng bảo an được triệu tập ngày 17 tháng 1 năm 1946 tại Church House, London.

Ngày này năm xưa 17/1 của Việt Nam:

1.      Trận Bình Lệ Nguyên năm 1258

Ngày này năm xưa 17/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Bình Lệ Nguyên là địa danh lịch sử, nay thuộc Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Ngày 17 tháng 1 năm 1258 (tức 12 tháng 12 năm Đinh Tỵ), tại đây đã diến ra trận đánh lớn giữa quân nhà Trần chống lại quân Mông Cổ xâm lược (giặc Nguyên – Mông xâm lược lần 1).

Đích thân vua Trần Thái Tông và Thái tử Trần Hoảng dẫn quân lên nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên. Thất bại trước thế giặc mạnh, quân binh nhà Trần phải rút về Phù Lỗ.

Trận Bình Lệ Nguyên và trận Phù Lỗ thất bại là tiền đề giúp nhà Trần thay đổi chiến thuật. Cuối cùng, giặc Mông bị đánh bại vì chiến thuật “vườn không nhà trống nổi tiếng.

2.      Việt Nam xin gia nhập Liên hợp quốc năm 1946

Ngày 17 tháng 1, ngày đầu tiên diễn ra cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Bộ trưởng ngoại giao 3/5 thành viên hội đồng là Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ.

Nội dung bức thư tha thiết đề nghị các quốc gia công nhận nền độc lập của Việt Nam và xin gia nhập Liên hợp quốc. Tuy nhiên, đến tận năm 1977, Việt Nam mới chính thức gia nhập Liên hợp quốc với tư thế của một quốc gia độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

3.      Ngày Bến Tre đồng khởi năm 1960

Ngày này năm xưa 17/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 17 tháng 1 năm 1960 đã diễn ra cuộc đồng khởi của đồng bào nhân dân tại Bến Tre. Dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày đã nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch, giành lấy quyền làm chủ thôn xã.

Cuộc khởi nghĩa lan nhanh ra toàn tỉnh Bến Tre và lan sang cả Nam Bộ, Tây Nguyên. Nhiều nơi giành được chính quyền từ tay giặc, trở thành căn cứ kháng chiến chủ chốt, góp phần quan trọng đánh đuổi Mỹ – ngụy.

4.      Ngày mất Trần Dần năm 1997

Trần Dần, tên thật là Trần Văn Dầ, sinh năm 1926, là nhà thơ, nhà văn Việt Nam. Ông từng tham gia công tác tuyên truyền và làm báo ở mặt trận Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp.

Trần Dần có quan điểm bị cho là lệch lạc ở thời điểm đó. Ông từng chê Tố Hữu “thần thánh hóa lãnh đạo”, từng tham gia nhóm Nhân văn – Giai phẩm. Ông nhiều lần bị kỷ luật, bị lên án, bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn. Tác phẩm của ông cũng bị cấm xuất bản.

Sau này, Trần Dần hối hận vì từng bị luận điệu phản động của Nhân văn – Giai phẩm dụ dỗ. Mãi đến thời kỳ Đổi Mới, các tác phẩm của ông mới được xuất bản trở lại.

Trần Dần mất tại Hà Nội ngày 17 tháng 1 năm 1997. Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

5.      Ngày mất Tạ Đình Đề năm 1998

Tạ Đình Đề sinh năm 1917, là nhà cách mạng Việt Nam. Ông xuất thân trong một gia đình truyền thống tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can.

Thuở thiếu niên, do nhà nghèo, Tạ Đình Đề làm công nhân ở Vân Nam, Trung Quốc. Ông tham gia chi nhánh cách mạng tại đây và được đào tạo thành gián điệp. Ông đóng góp nhiều trong 2 cuộc kháng chiến, với những chiến tích “xuất quỷ nhập thần”.

Ông nổi tiếng với sự ngang tàng, trượng nghĩa, trong thời kỳ cuối chiến tranh thời bình cũng đã đóng góp rất nhiều vào phát triển kinh tế đất nước. Ông từng bị truy tố vì làm trái chỉ đạo nhưng do lợi ích chung chứ không tư lợi nên được tha bổng.

Tạ Đình Đề mất ngày 17 tháng 1 năm 1998.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 17/1 tại đây.