Ngày này năm xưa 2/2: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 2/2 có 8 sự kiện của Việt Nam và 2 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 2/2:

1.      Báthory Erzsébet bị xét xử năm 1611

Nữ bá tước người Hungary Báthory Erzsébet bị đưa ra xét xử ngày 2 tháng 2 năm 1611, với tội danh sát hại hàng trăm thiếu nữ. Báthory Erzsébe làm việc này để lấy máu của các nạn nhân, sau đó uống và tắm, với hy vọng duy trì mãi vẻ đẹp thanh xuân.

Báthory Erzsébe được mệnh danh là người giết chết nhiều người nhất trong lịch sử. Theo số liệu trong phiên tòa xét xử, số nạn nhân của bà ta là 650 người. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn.

2.      Ngày mất William Howard Stein năm 1980

Ngày này năm xưa 2/2: Top 10 sự kiện nổi bật

William Howard Stein sinh năm 1911, mất ngày 2 tháng 2 năm 1980. Ông là nhà hóa sinh người Mỹ, đã đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1972 cho công trình nghiên cứu của họ về ribonuclease.

Stein cũng là người đầu tiên phát triển máy phân tích amino acid tự động đầu tiên, tạo dễ dàng cho việc xác định các chuỗi peptide. Công trình này được ông tiến hành cùng cộng sự là nhà khoa học Stanford Moore, người nhận chung giải Nobel Hóa học với ông.

Ngày này năm xưa 2/2 của Việt Nam:

1.      Ngày sinh Lê Ích Mộc năm 1458

Lê Ích Mộc sinh ngày 2 tháng 2 năm 1458. Ông là Trạng nguyên dưới thời nhà hậu Lê. Lê Ích Mộc làm quan tới chức Tả thị lang.

Tại khoa thi mà Lê Ích Mộc đỗ Trạng nguyên, nhà vua Lê Hiến Tông đích thân ra đầu bài về đế vương trị. Bài thi của ông được vua hết lời khen ngợi.

Năm 1527, nhà Mạc lên ngôi, Lê Ích Mộc từ quan về quê. Ông tu sửa lại chùa Ráng, nơi ông sinh sống thuở hàn vi và mở lớp dạy học tại đây. Từ đó, chùa Ráng trở thành “trung tâm giáo dục”, sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước.

2.      Thành Thái lên ngôi năm 1889

Ngày này năm xưa 2/2: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 2 tháng 2 năm 1889, Nguyễn Phúc Bảo Lân lên ngôi, lấy hiệu là Thành Thái. Khi đó, vua mới tròn 10 tuổi.

Vua Thành Thái là người cầu tiến, gần gũi với dân chúng. Ông thường xuyên đi vi hành, đến độ khi ông đi vi hành, người dân “quên không nhìn mặt vua”. Ông cắt tóc ngắn, học chữ Pháp, học lái cano, lái xe ô tô nhưng với mục đích là giao tiếp với những người có tinh thần chống Pháp.

Chính vì có tư tưởng chống Pháp, Thành Thái bị ép thoái vị. sau đó ông bị lưu đày ở đảo Reunion. Về sau, ông được về Việt Nam, sinh sống cùng gia đình tại Vũng Tàu cho đến khi qua đời.

3.      Ngày sinh Phan Kế Toại năm 1892

Phan Kế Toại sinh ngày 2 tháng 2 năm 1892. Ông từng làm quan cuối thời nhà Nguyễn, nguyên là Khâm sai Bắc Bộ của Chính phủ Trần Trọng Kim. Sau Cách mạng tháng Tám, Phan Kế Toại đã tham gia Việt Minh và trở thành Phó Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 4 nhiệm kỳ liên tục từ tháng 9 năm 1955 đến khi qua đời vào tháng 6 năm 1973.

4.      Ngày sinh Nguyễn Đức Cảnh năm 1909

Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2 tháng 2 năm 1908, là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam. Ông là Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng và là Tổng biên tập đầu tiên của báo Lao động.

Nguyễn Đức Cảnh là con của cụ Nguyễn Đức Tiết, từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Đề đốc Tạ Quang Hiện lãnh đạo. Chịu ảnh hưởng tư tưởng chống Pháp từ cha, trong thời gian học tại Nam Định, ông cùng nhiều bạn học tham gia các phong trào đòi tự do, độc lập và bị đuổi học. Ông cũng là một trong những thành viên đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng.

Sau này, ông giác ngộ tư tưởng và đứng chung hàng ngũ với những nhà cộng sản yêu nước. Ông bị giặc bắt và xử tử hình năm 1931. Khi chánh án hỏi có xin ân xá, Nguyễn Đức Cảnh khảng khái đáp: “không có tội, cần gì ân xá”!

5.      Ngày sinh Xuân Diệu năm 1916

Ngô Xuân Diệu sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916. Ông là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Xuân Diệu được mệnh danh là Ông hoàng thơ tình của Việt Nam.

Top 10 đã giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu vào Ngày này năm xưa 18/12 là ngày mất của ông.

6.      Ngày sinh Đỗ Mười năm 1917

Ngày này năm xưa 2/2: Top 10 sự kiện nổi bật

Đỗ Mười tên khai sinh là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1917, mất năm 2018. Ông là một chính trị gia người Việt Nam.

Đỗ Mười tham gia cách mạnh từ sớm, từng bị giặc bắt, kết án 10 năm và giam tại Hỏa Lò. Nhân sự kiện Nhật đảo chính Pháp, Đỗ Mười vượt ngục. Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám, ông phụ trách khởi nghĩa tỉnh Hà Đông.

Đỗ Mười giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1991 – 1997. Ông từ chức khi mới bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2 được 1 năm.

7.      Ngày sinh Giang Nam năm 1929

Giang Nam sinh 2 tháng 2 năm 1929, là một nhà thơ Việt Nam. Ông được biết đến nhiều nhất với bài thơ Quê Hương.

Giang Nam tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, làm công tác tuyên truyền. Sau năm 1954, ông hoạt động trong miền nam, phụ trách công tác thông tin, văn hóa, văn nghệ giải phóng.

Bài thơ Quê Hương của Giang Nam có hình ảnh “cô bé nhà bên” chính là vợ của nhà thơ. Tuy nhiên, thay vì “Giặc bắn em rồi quăng mất xác”, vợ của Giang Nam được phóng thích do không có căn cứ kết tội. Sau này, Giang Nam biết tin vợ vẫn còn sống, ông sáng tác tiếp 2 bài thơ là Ngày Mai Đi Đón Em và Con Còn Sống.

8.      Ngày sinh Phùng Quang Thanh năm 1967

Phùng Quang Thanh sinh ngày 2 tháng 2 năm 1949, là tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông Thanh mang quân hàm Đại tướng và từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam từ năm 2006 – 2016.

Phùng Quang Thanh từng tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường Quảng Trị và chiến trường Nam Lào. Ông cũng tham gia chiến tranh biên giới với Trung Quốc.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 2/2 tại đây.

ngày sinh phùng quang thanh, ngày sinh giang nam, ngày sinh đỗ mười, ngày sinh xuân diệu, ngày sinh nguyễn đức cảnh, ngày sinh phan kế toại, ngày sinh lê ích mộc, thành thái lên ngôi, Ngày mất William Howard Stein, Báthory Erzsébet bị xét xử, 2/2,