Ngày này năm xưa 20/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 20/1 có 6 sự kiện của Việt Nam và 4 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 20/1:

1.      Ngày sinh Andre Marie Ampere năm 1775

Đơn vị đo cường độ dòng điện Ampe (A) được lấy từ tên nhà vật lý học nổi tiếng Andre Marie Ampere. Ông sinh ngày 20 tháng 1 năm 1775 tại Lyon, Pháp. Ông là người phát minh ra điện từ trường và phát biểu định luật mang tên ông.

Ampere là một thiên tài. Người ta kể rằng, từ khi chưa biết các con số, ông đã giải được nhiều bài tính toán khó bằng viên sỏi và mẩu bánh quy.

2.      Thành lập Fujifilm năm 1936

Ngày này năm xưa 20/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Fujifilm Holdings Corporation là một tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng với các sản phẩm nhiếp ảnh. Tập đoàn này được thành lập ngày 20 tháng 1 năm 1936 tại Tokyo, Nhật Bản.

Các hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn bao gồm: nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối các thiết bị xử lý hình ảnh điện tử, thiết bị hoàn thiện ảnh, hệ thống y tế, sinh học, nghệ thuật đồ họa, vật liệu màn hình phẳng và các sản phẩm văn phòng, dựa trên một danh mục lớn các công nghệ kỹ thuật số, quang, hóa học tinh và tráng phủ lớp phim mỏng.

3.      Barack Obama tuyên thệ nhậm chức năm 2009

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống khởi đầu từ năm 2007, đến năm 2008, Barack Obama thắng sít sao Hillary Clinton để nhận sự đề cử của Đảng Dân chủ.

Ông tiếp tục đánh bại ứng cử viên Cộng hòa John McCain trong cuộc tổng tuyển cử, và tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20 tháng 1 năm 2009, trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.

4.      Ngày bắt đầu và kết thúc đẩy đủ 1 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ

Ngày này năm xưa 20/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Theo Tu chính án thứ 20 được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1933, ngày 20 tháng 1 được coi là ngày bắt đầu và kết thúc một nhiệm kì đầy đủ của Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ.

Tu chính án 20 cũng ấn định nhiệm kỳ Quốc hội Mỹ là ngày 3 tháng 1.

Ngày này năm xưa 20/1 của Việt Nam:

1.      Ngày mất vua Minh Mạng năm 1841

Minh Mạng là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn trị vì từ năm 1820 đến khi ông qua đời vào ngày 20 tháng 1 năm 1841, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ.

Tuy có một số chính sách sai lầm và hạn chế, song giới sử gia đương đại vẫn đánh giá Minh Mạng là vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn. Đây được xem là thời kỳ hùng mạnh cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.

2.      Thành lập Viện Viễn Đông Bác cổ năm 1900

Ngày này năm xưa 20/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Viện Viễn Đông Bác cổ chính thức thành lập ngày 20 tháng 1 năm 1900. Viện có nhiệm vụ nghiên cứu, khai quật khảo cổ trên toàn bán đảo Đông Dương. Trụ sở đầu tiên của Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Sài Gòn, Nam Kỳ trong ngày đầu thành lập năm 1900, tới năm 1902 Viện dời ra Hà Nội. Năm 1975, Viện rời về Paris, Pháp.

Hiện nay, Viện Viễn Đông Bác cổ thuộc Bộ Giáo dục đại học và Nghiên cứu Pháp, có 17 trung tâm nghiên cứu tại 12 quốc gia châu Á.

3.      Ngày sinh Lư Khê năm 1916

Lư Khê tên thật là Trương Văn Em, sinh ngày 20 tháng 1 năm 1916. Ông là nhà thơ, nhà báo Việt Nam thời tiền chiến.

Ông là chồng của nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh đã được Top 10 giới thiệu vào ngày sinh của bà là Ngày này năm xưa 3/1.

Lư Khê từng là chủ bút các tờ báo Tân Việt, Sống ở Hà Tiên, Sự thật và Ánh sáng. Ông bị ám sát vào năm 1950, khi chỉ mới 34 tuổi.

4.      Ngày mất Sương Nguyệt Anh năm 1922

Ngày này năm xưa 20/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Sương Nguyệt Anh sinh năm 1864, là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn.

Cuộc đời Sương Nguyệt Anh là một chuỗi những đau khổ, cha mất năm 24 tuổi, phải bỏ xứ mà đi vì bị ép hôn. Về sau lập gia đình, chồng và con gái của bà cũng lần lượt qua đời. Sức khỏe bà dần suy kiệt, mù lòa và qua đời ngày 20 tháng 1 năm 1922

5.      Ngày mất Nguyễn Bính năm 1966

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918. Ông là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.

Năm 1947 Nguyễn Bính đi theo Việt Minh. Nhờ sự mai mối của lãnh đạo Lê Duẩn, ông kết hôn với một cán bộ Việt Minh và Nguyễn Hồng Châu. Trong thời gian theo Việt Minh, quân đội Pháp liên tục thả truyền đơn kêu gọi ông “quay về với chính nghĩa quốc gia”.

Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ… Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Nguyễn Bính mất ngày 20 tháng 1 năm 1966, một cái chết bất ngờ, không ai xác định rõ nguyên nhân.

6.      Mở màn chiến dịch Khe Sanh năm 1968

Đêm ngày 20 tháng 1 năm 1968, quân và dân ta tổ chức tiến công tập đoàn phòng ngự Đường 9 – Khe Sanh, buộc quân đội Mỹ phải tăng cường lực lượng cơ động tinh nhuệ để đối phó.

Trận chiến kéo dài 170 ngày, buộc đối phương phải rút bỏ một vị trí chiến lược trọng yếu trên tuyến phòng thủ Đường số 9. Từ đó, quân giải phóng đã tiến công thắng lợi trong cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, làm thay đổi cục diện chiến trường.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 20/1 tại đây.