Ngày này năm xưa 20/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 20/11 có 5 sự kiện của Việt Nam và 5 sự kiện của thế giới.

Ngày 20/11 trong lịch sử thế giới:

1. Bang đầu tiên của Mỹ thông qua Tuyên ngôn nhân quyền năm 1789

Ngày này năm xưa 20/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Tuyên ngôn nhân quyền là 10 tu chính án đầu tiên cho Hiến pháp Mỹ, với nội dung hạn chế quyền lực của quốc hội, bảo vệ những quyền cơ bản của con người:  tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do tôn giáo; quyền được mang vũ khí của người dân; tự do hội họp; tự do kiến nghị; và các quyền không bị lục soát và tịch thu vô lý; không bị hình phạt tàn bạo và bất bình thường; và tự buộc tội do bị ép buộc. 

Ngày 20 tháng 11 năm 1789, New Jersey trở thành tiểu bang Mỹ đầu tiên thông qua bản tuyên ngôn này.

2. Ngày sinh Edwin Hubble năm 1889

Edwin Powell Hubble sinh ngày 20 tháng 11 năm 1889, là một nhà vật lý, nhà thiên văn học người Mỹ. Ông là người đầu tiên chỉ ra vũ trụ bao gồm những thiên hà đang giãn ra không giới hạn, cũng là người đầu tiên đưa ra bằng chứng ủng hộ thuyết Vụ nổ lớn (Big bang).

hững nghiên cứu, phát hiện của ông về vũ trụ đã đặt nền móng cho ngành khoa học về vũ trụ. Tên ông được đặt cho Đài Thiên văn vũ trụ Hubble, đài thiên văn lớn nhất thế giới hiện nay.

3. Ngày sinh Joe Biden năm 1942

Ngày này năm xưa 20/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Joe Biden sinh ngày 20 tháng 11 năm 1942, là đương kim tổng thống thứ 46 của Mỹ. Ông là thành viên Đảng Dân chủ, từng giữ chức phó tổng thống dưới thời Barack Obama.

Biden là một chính trị gia theo trường phái ôn hòa. Ông tỏ ra tích cực đối với các hoạt động tìm kiếm nguồn năng lượng mới, bảo tồn động vật và chống biến đổi khí hậu hơn so với người tiền nhiệm là Donald Trump.

4. Ngày mất của Francis William Aston năm 1945

Francis William Aston sinh ngày 1  tháng 9 năm 1877. Ông là nhà hóa học người Anh, từng nhận Giải Nobel Hóa học vào năm 1922. Công trình khoa học đã giúp ông có vinh dự này đó là nghiên cứu về tỉ lệ các hạt vật chất trong đồng vị của các nguyên tố hóa học không phóng xạ.

‑Francis William Aston mất ngày 20 tháng 11 năm 1945 tại Cambrigde, nước Anh.

5. Phê chuẩn công ước về quyền trẻ em năm 1989

Ngày này năm xưa 20/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 20 tháng 11 năm 1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Từ đó, ngày 20 tháng 11 còn được coi là Ngày Trẻ em quốc tế.

Có 196 thành viên của Liên hợp quốc tham gia công ước này. Nước duy nhất không tham gia là Mỹ. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990.

Ngày này năm xưa 20/11 của Việt Nam:

1. Nguyễn Tri Phương thất thủ thành Hà Nội năm 1873

Ngày 20 tháng 11 năm 1873, lấy cớ giúp thương nghị vụ tranh cãi giữa triều đình nhà Nguyễn với tên lái buôn Jean Dupuis, Soái phủ Nam Kỳ Francis Garnier đã đem quân ra Hà Nội. Tuy nhiên, chúng lại hợp binh với nhau để đánh thành Hà Nội.

Sau chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, do chênh lệch quá lớn về khí tài quân sự, thành Hà Nội thất thủ. Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương bị thương nặng và bị bắt giữ. Từ chối hợp tác với quân Pháp, Nguyễn Tri Phương tự xé băng vết thương và tuyệt thực đến khi qua đời.

2. Ngày mất của Lý Tự Trọng năm 1931

Ngày này năm xưa 20/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Lý Tự Trọng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914 tại Thái Lan. Khi mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng đã tham gia cách mạng và được sang Trung Quốc du học. Năm 12 tuổi, Lý Tự Trọng về nước với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.

Năm 1931, Lý Tự Trọng tham dự buổi mít tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bài. Tại đây, anh bắn chết tên mật thám Pháp Le Grand, sau đó bị giặc Pháp bắt giữ. Bất chấp dư luận, Pháp đã tuyên án tử và hành hình người thanh niên 17 tuổi vào ngày 20 tháng 11 năm 1931.

Được luật sư bào chữa do tuổi nhỏ chưa đủ suy nghĩ, Lý Tự Trọng đã khảng khái trả lời: “Tuy tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.

3. Công bố những bức ảnh về thảm sát Mỹ Lai năm 1969

Ngày 20 tháng 11 năm 1969, những bức ảnh về các nạn nhân trong cuộc thảm sát Mỹ Lai lần đầu được công bố bởi các tờ báo lớn như Time; Life; Newsweek…

Thảm sát Mỹ Lai xảy ra vào đầu năm 1968, khi những lính Mỹ thuộc đơn vị Lục quân đã đến thôn Mỹ Lai (Quảng Ngãi), tàn sát 504 người dân Việt Nam bao gồm cả trẻ em, phụ nữ và người già tay không tấc sắt. Trước khi ra tay sát hại, nhiều nạn nhân còn bị chúng tra tấn và cưỡng hiếp dã man.

Chính quyền Mỹ che giấu vụ thảm sát bằng việc đưa tin “128 người lính Cộng sản và 22 dân thường bị giết trong cuộc đấu súng”. Tuy nhiên, chính những người lính Mỹ đã đứng ra vạch trần sự thật.

4. Ngày Nhà giáo Việt Nam kể từ năm 1958

Ngày Nhà giáo Việt Nam (hay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11. Đây là lễ kỷ niệm lớn của ngành giáo dục nhằm tôn vinh nhà giáo, tôn vinh truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc.

Ngày Nhà giáo Việt Nam do Công đoàn giáo dục Việt Nam ấn định tại cuộc họp của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên năm 1957, lần đầu được tổ chức từ năm 1958. Có thông tin cho rằng, chọn ngày 20 tháng 11 để vinh danh nhà giáo do đây là ngày mất của thày giáo nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là Chu Văn An.

5. Ngày mất của Trần Thị Lý năm 1992

Trần Thị Lý là mọt nữ chiến sĩ thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà từng tham gia cả 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, từng nhiều lần bị địch bắt. Bà là người gan dạ, trung kiên, đã từng chịu nhiều cực hình, tra tấn dã man nhưng vẫn không khuất phục, không khai báo.

Trần Thị Lý chính là nhân vật được nhắc đến trong bài thơ Người con gái Việt Nam của nhà thơ Tố Hữu. Ngày 20 tháng 11 năm 1992, Trần Thị Lý mất khi đang điều trị tại bệnh viện C Đà Nẵng.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 20/11 tại đây.