Ngày này năm xưa 21/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 21/11 có 5 sự kiện của Việt Nam và 5 sự kiện của thế giới.

Ngày 21/11 trong lịch sử thế giới:

1. Ngày sinh của Voltaire năm 1694

François-Marie Arouet, được biết đến với bút danh Voltaire, sinh ngày 21 tháng 11 năm 1694. Ông là nhà văn, nhà sử học và triết gia nổi tiếng của Pháp trong thời Khai sáng. Voltaire đả kích mạnh mẽ sự cổ hủ Giáo hội Công giáo, cổ súy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.

Những quan điểm, tư tưởng triết học của Voltaire đóng góp rất lớn vào cách mạng tư sản Pháp.

2. Trận đánh Lữ Thuận Khẩu năm 1894

Ngày này năm xưa 21/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Trận Lữ Thuận Khẩu diễn ra ngày 21 tháng 11 năm 1894 tại Lữ Thuận Khẩu, Mãn Châu (nay thuộc Liêu Ninh, Trung Quốc). Đây là trận đánh lớn trên bộ trong chiến tranh Trung – Nhật, giữa quân đội Nhà Thanh và quân đội đế quốc Nhật Bản.

Trận đánh nhanh chóng kết thúc với phần thắng thuộc về quân Nhật. Theo sử sách, quân Thanh thương vong khoảng 4.000 người, trong khi quân Nhật chỉ chết 29 người. Sau trận đánh, quân Nhật bắt đầu cuộc thảm sát đối với thường dân Trung Quốc, được biết đến với tên gọi Lữ Thuận Đại đồ sát.

3. Thành lập Đảng Hành động Nhân dân Singapore năm 1954

Đảng Hành động Nhân dân được thành lập ngày 21 tháng 11 năm 1954 và lên nắm quyền Singapore năm 1959, dưới sự lãnh đạo của Lý Quang Diệu. Đây là một trong hai chính đảng lớn nhất Singapore.

Đảng Hành động Nhân dân đóng vai trò lớn trong việc giúp Singapore giành độc lập từ tay thực dân Anh. Đảng này đã giành quyền kiểm soát Singapore từ năm 1959 cho đến nay. Đảng này được xem là “di sản” lớn nhất là Lý Quang Diệu để lại cho Singapore.

4. Ngày Truyền hình thế giới kể từ năm 1997

Tháng 12 năm 1996, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định chọn ngày 21 tháng 11 hàng năm là Ngày Truyền hình thế giới. Ngày lễ này kỷ niệm Diễn đàn Truyền hình thế giới được tổ chức lần đầu tiên năm 1996.

Ý nghĩa của ngày lễ này là khuyến khích các nước trao đổi chương trình truyền hình tập trung vào hòa bình, an ninh, phát triển, tăng cường giao lưu văn hóa.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhiều quốc gia phản đối Ngày Truyền hình thế giới với lý do “ngày lễ này chỉ dành cho người giàu”, khi ti vi vẫn là vật dụng tương đối xa xỉ.

5. Robert Mugabe từ chức năm 2017

Ngày này năm xưa 21/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Robert Mugabe là cựu tổng thống Zimbabwe, được biết đến là lãnh đạo của Liên minh Quốc gia châu PhiZimbabwe trong cuộc chiến chống lại những kẻ cầm quyền da trắng từ năm 1964 – 1979.

Người dân châu Phi xem Robert Mugabe là một anh hùng đấu tranh cho độc lập và quyền bình đẳng của người da đen. Tuy nhiên, sau khi nắm quyền, ông cũng bị cáo buộc là kẻ độc tài, kém cỏi trong điều hành kinh tế, dẫn đến mức lạm phát khủng khiếp của Zimbabwe. Ngày 21 tháng 11 năm 2017, Robert Mugabe phải từ chức sau cuộc đảo chính tối hôm 14.

Ngày này năm xưa 21/11 của Việt Nam:

1. Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế năm 1009

Ngày này năm xưa 21/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 21 tháng 11 năm 1009, sau cái chết của vua Lê Long Đĩnh, Lý Công Uẩn, vốn là một võ quan, đã lên ngôi hoàng đế, mở ra triều đại nhà Lý, triều đại huy hoàng bậc nhất lịch sử Việt Nam. Các sử gia bình luận, việc Lý Công Uẩn lên ngôi là “ứng thiên mệnh, thuận lòng người, thừa thời mở vận”.

Đến năm 1010, Lý Công Uẩn cho dời đô về Thăng Long, mở ra lịch sử Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến.

2. Ngày mất bác sĩ Hoàng Tích Trí năm 1958

Hoàng Tích Trí sinh ngày 5 tháng 8 năm 1903, là giáo sư, bác sĩ vi trùng học. Hoàng Tích Trí sinh ra trong gia đình có truyền thống khoa bảng ở làng Đồng Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Gia đình ông từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.

Bác sĩ Trí tốt nghiệp ngành y khoa năm 1932 và làm việc tại Viện Pasteur Hà Nội (nay là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương). Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia chính phủ lâm thời, giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế và sau đó là Bộ trưởng Bộ Y tế.

Hoàng Tích Trí mất ngày 21 tháng 11 năm 1958 vì lên cơn đau tim đột ngột. Tên ông đã được đặt cho một con đường ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Cháu gái của Hoàng Tích Trí chính là Hoàng Diễm Huyền, chuyên gia truyền thông y tế, là tác giả của chiến dịch truyền thông “Ghen Cô Vy” phòng chống dịch Covid-19. Con trai ông là giáo sư Hoàng Thủy Nguyên, người đặt nền móng cho ngành sản xuất vaccine ở Việt Nam.

3. Mỹ tiến hành chiến dịch Bờ Biển Ngà năm 1970

Ngày này năm xưa 21/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Chiến dịch Bờ Biển Ngà được sử sách Việt Nam gọi là Vụ tập kích Sơn Tây, là cuộc tập kích của Mỹ bằng máy bay trực thăng vào trại giam ở Sơn Tây. Vụ tập kích diễn ra vào rạng sáng ngày 21 tháng 11 năm 1970, nhằm mục đích giải thoát lính phi công Mỹ bị bắt làm tù binh.

Chiến dịch này được lên kế hoạch rất kỹ bởi CIA. Tuy nhiên, trước đó nửa tháng, tù binh Mỹ đã được chuyển đi nơi khác, vì vậy Mỹ không đạt được mục đích, lại tổn thất 2 máy bay F-105 và 1 trực thăng HH-3. Nguyên nhân là do tình báo Việt Nam đã sớm nắm được thông tin sơ bộ cuộc tập kích và lên kế hoạch ứng phó. Có nguồn tin cho rằng một cựu cán bộ CIA có cảm tình với cách mạng Việt Nam nên đã tiết lộ thông tin.

4. Công bố Pháp lệnh về bảo vệ, chǎm sóc và giáo dục trẻ em năm 1979

Ngày 21 tháng 11 năm 1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ký ban hành Pháp lệnh về bảo vệ, chǎm sóc và giáo dục trẻ em. Pháp lệnh này đã được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 11.

Pháp lệnh khẳng định “trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là người sẽ tiếp tục sự nghiệp tổ tiên, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.

5. Thành lập Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 1979

Ngày 21 tháng 11 năm 1979, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chính thức được thành lập, theo Quyết định số 4951/QĐTC của UBND Thành phố Hà Nội.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được đặt tại khu đất có tổng diện tích gần 20 nghìn mét vuông, nằm trên đường La Thành, thông qua phố Chùa Láng. Bệnh viện là địa chỉ uy tín trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ Hà Nội cũng như một số tỉnh, thành lân cận.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 21/11 tại đây.