Ngày này năm xưa 22/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 22/12 có 7 sự kiện của Việt Nam và 3 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 22/12 có gì?

1.      Ngày sinh của Tế Công năm 1130

Ngày này năm xưa 22/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Tế Công sinh ngày 22 tháng 12 năm 1130, thường được gọi với các cái tên khác như Tế Điên Hòa Thượng, Tế Công Hoạt Phật. Ông tên thật là Lý Tu Duyên, về sau xuất gia, tu hành và đắc đạo. Dân gian Trung Quốc ghi lại, Tế Công là hóa thân của Hàng Long La Hán.

Tế Công là một nhân vật quen thuộc trong văn hóa đại chúng Trung Quốc và được thế giới biết đến thông qua những tác phẩm điện ảnh. Những bộ phim về Tế Công thường có cốt truyện kỳ ảo và hài hước, nhân vật Tế Công sử dụng phép thần thông giúp các nhân vật khác trong phim hướng thiện, hướng Phật, diệt trừ cái ác.

2.      Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên nhậm chức năm 1885

Ngày 22 tháng 12 năm 1885, samurai tên là Itō Hirobumi đã trở thành thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản. Đây là kết quả của quá trình duy tân dưới thời Thiên hoàng Minh Trị, dẫn đến sự cải tổ bộ máy nhà nước.

Đến nay, chức vụ thủ tướng vẫn là chức vụ quan trọng bậc nhất trong chính trường Nhật Bản, trong khi vai trò của nguyên thủ quốc gia là Nhật hoàng tương đối mờ nhạt.

3.      Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược cải cách khai phóng năm 1978

Cải cách khai phóng là chiến lược mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc, tương tự như Đổi mới ở Việt Nam. Chương trình Cải cách khai phóng chính thức được khởi động vào ngày 22 tháng 12 năm 1978, cũng là ngày bế mạc Hội nghị toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11. Chương trình cải cách này được lãnh đạo bởi Đặng Tiểu Bình.

Ngày này năm xưa 22/12 của Việt Nam:

1.      Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế năm 1788

Ngày này năm xưa 22/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Sau khi bị đánh bại bởi 3 anh em nhà Tây Sơn, Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện nhà Thanh. Vua Càn Long của nhà Thanh liền phái Tôn Sĩ Nghị dẫn theo 29 vạn quân đánh sang Đại Việt.

Lúc này, Nguyễn Nhạc tuổi sao sức yếu, Nguyễn Lữ đã mắc bệnh nặng qua đời. Ngày 22 tháng 12 năm 1788, Nguyễn Huệ tự lên ngôi hoàng đế, xưng hiệu là Quang Trung, chính thức thống nhất nhà Tây Sơn, xuất quân ra Bắc đối đầu với giặc.

2.      Ngày sinh Cao Ngọc Anh năm 1878

Ngày này năm xưa 22/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Cao Ngọc Anh, tên thật là Cao Thị Hòa, sinh ngày 22 tháng 12 năm 1878. Bà là một nữ sĩ nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ XX. Tiếng tăm bà để lại là trong các áng thi văn đủ mọi thể loại bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm: tứ tuyệt, thất ngôn, hát nói, văn tế và câu đối. Lời văn của bà trau chuốt, cổ kính, đượm nỗi buồn nhưng cũng có khi hóm hỉnh, được nhiều danh nhân ca ngợi.

3.      Ngày sinh Cao Văn Lầu năm 1892

Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892, là nhạc sĩ người Việt Nam, nổi tiếng với tác phẩm cải lương nổi tiếng Dạ Cổ Hoài Lang.

Dạ Cổ Hoài Lang ra đời trong bối cảnh Cao Văn Lầu và vợ là bà Trần Thị Tấn phải xa nhau vì đã 3 năm lấy nhau mà chưa có thai, theo phong tục ngày xưa. Nhớ vợ, người ta thường thấy Cao Văn Lầu thẫn thờ ôm cây đàn mỗi đêm và sáng tác ra tác phẩm để đời.

4.      Ngày sinh Chu Văn năm 1922

Chu Văn sinh ngày 22 tháng 12 năm 1922, là một nhà văn, hội viên sáng lập hội nhà văn Việt Nam, uỷ viên ban chấp hành hội nhà văn khoá III. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho, tham gia cách mạng khi mới 18 tuổi.

Chu Văn được xem là hình mẫu của “lớp nhà văn sản phẩm của cách mạng tháng tám”. Ông dùng văn nghệ như công cụ tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ cách mạng.

5.      Ngày sinh Huy Thục năm 1935

Ngày này năm xưa 22/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Huy Thục (sinh 22 tháng 12 năm 1935), là một nhạc sĩ, đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam được biết tới với những ca khúc như Tiếng đàn ta-lư, Cô gái Pa Kô, Bác đang cùng chúng cháu hành quân, các tác phẩm khí nhạc như Vì miền Nam (viết cho đàn bầu).

Ông hoạt động cách mạng từ tháng 8 năm 1945, bắt đầu đi vào con đường âm nhạc từ năm 1950 bằng chơi đàn violon. Trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ, ông đã có mặt trên trận đường 9 Nam Lào. Sau đó ông về làm lãnh đạo và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị.

6.      Thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân năm 1944

Ngày này năm xưa 22/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Đây được chọn làm ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày đầu thành lập, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có quân số khoảng 3 tiểu đội, vũ khí có 2 khẩu súng ngắn, 17 súng trường và 14 chiếc mã tấu. Quân đội Việt Nam dần dần lớn mạnh, đánh bại được những kẻ thù là các cường quốc sừng sỏ nhất trên thế giới bấy giờ.

7.      Ngày mất của Nguyễn Hiến Lê

Ngày này năm xưa 22/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Nguyễn Hiến Lê sinh năm 1912, là học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam, có 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế…

Nguyễn Hiến Lê mất ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại Bệnh viện An Bình, Chợ Lớn do lâm bệnh nặng, hưởng thọ 73 tuổi.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 22/12 tại đây.

RSS
Follow by Email
YouTube
YouTube