Ngày này năm xưa 23/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 23/1 có 6 sự kiện của Việt Nam và 4 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 23/1:

1.      Thành lập công quốc Liechtenstein năm 1719

Liechtenstein là một quốc gia vùng Alps nhỏ, giáp với Thụy Sĩ và Áo. Hiện nay, đây là quốc gia có GDP bình quân đầu người cao bậc nhất thế giới và nợ nước ngoài thấp nhất thế giới.

Ngày 23 tháng 1 năm 1719 công quốc Liechtenstein chính thức được ra đời, là một nhà nước có chủ quyền thuộc Đế quốc La Mã Thần Thánh. Nước này chính thức độc lập vào năm 1866.

2.      Ngày sinh Otto Diels năm 1876

Ngày này năm xưa 23/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Otto Diels sinh ngày 23 tháng 1 năm 1876. Ông là nhà hóa học người Đức, được trao giải Nobel Hòa học năm 1950 nhờ công trình khám phá ra phản ứng Diels-Alder. Người được trao giải cùng với Diels chính là thày giáo của ông, nhà khoa học Kurt Alder. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cả 2 thày trò đều được trao giải Nobel.

Công trình nghiên cứu của Diels giúp tổng hợp hiệu quả các hợp chất hữu cơ, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ ngành cao su và nhựa tổng hợp.

3.      Ngày sinh Hideki Yukawa năm 1907

Hideki Yukawa sinh ngày 23 tháng 1 năm 1907, là một nhà vật lý lý thuyết người Nhật Bản và là người Nhật đầu tiên được trao giải Nobel, nhờ vào những dự đoán về hạt pion. Ông cũng là người đầu tiên dự đoán về sự bắt điện từ.

Năm 1955, Yakawa là một trong số các nhà khoa học hàng đầu đã cùng nhau ký vào Bản tuyên ngôn Russell-Einstein, kêu gọi sự giải trừ vũ khí hạt nhân.

4.      Ngôn ngữ lập trình Java ra đời năm 1996

Ngày này năm xưa 23/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Java là một ngôn ngữ lập trình phổ biến, cho phép các nhà phát triển ứng dụng “viết một lần, chạy ở mọi nơi”. Dự án ngôn ngữ lập trình Java được khởi xướng từ năm 1991. Đến ngày 23 tháng 1 năm 1996, Java mới được phát hành phiên bản đầu tiên.

Các trình duyệt web lớn đã sớm kết hợp khả năng chạy các ứng dụng Java trong các trang web và Java nhanh chóng trở nên phổ biến.

Ngày này năm xưa 23/1 của Việt Nam:

1.      Ngày sinh Trần Quốc Hoàn năm 1916

Trần Quốc Hoàn sinh ngày 23 tháng 1 năm 1916 tại Nam Đàn, Nghệ An (có thông tin là ở Can Lộc, Hà Tĩnh). Ông là người đặt nền móng đầu tiên cho công tác xây dựng lực lượng và nghiệp vụ của ngành Công an.

Trong thời kỳ cách mạng, Trần Quốc Hoàn từng bị bắt giam ở nhà tù Sơn La cùng nhiều nhân vật quan trọng như Trần Huy Liệu, Lê Đức Thọ, Nguyễn Lương Bằng… Trong tù, ông trở thành bí thư chi bộ của nhà tù Sơn La.

Năm 1952, Trần Quốc Hoàn làm Giám đốc Nha Công an Việt Nam. Năm sau, Nha Công an Việt Nam chuyển thành Thứ Bộ Công an thì ông trở thành Thứ trưởng Thứ Bộ Công an. Ngay trong năm 1953, Thứ Bộ Công an lại đổi tên thành Bộ Công an và Trần Quốc Hoàn trở thành Bộ trưởng Bộ Công an, rồi tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an đổi tên) đến năm 1981.

2.      Ngày sinh Vũ Giáng Hương năm 1930

Ngày này năm xưa 23/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Vũ Giáng Hương sinh ngày 23 tháng 1 năm 1930. Bà là nữ họa sĩ người Việt Nam. Bà từng là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội.

Bà là một trong những số ít những “bóng hồng” nổi tiếng trong giới họa sĩ nên được mệnh danh là Chị cả, là Người đàn bà đẹp của hội họa Việt Nam. Chủ đề yêu thích của Vũ Giáng Hương là những em bé, những bà mẹ, nữ dân quân và thanh niên xung phong.

3.      Ngày mất Võ Thị Sáu năm 1952

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, là một nữ du kích ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Chị Sáu gia nhập Việt Minh từ khi mới 12 tuổi, chính thức trở thành đội viên công an xung phong năm 14 tuổi. Chị đã nhiều lần tham gia tập kích địch bằng lựu đạn để ám sát sĩ quan Pháp.

Trong một lần ám sát 2 tên Việt gian, chị Sáu bị địch bắt. Bất chấp việc Võ Thị Sáu chưa đủ 18 tuổi, tòa án binh Pháp vẫn phán chị Sáu án tử hình. Chị bị xử tử ngày 23 tháng 1 năm 1952 tại Côn Đảo.

4.      Thành lập Trung ương Cục miền Nam năm 1961

Ngày này năm xưa 23/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 23 tháng 1 năm 1961, Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam, do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm bí thư. Đây là cơ quan thay thế cho Xứ ủy Nam bộ.

Trung ương Cục miền Nam thay mặt Đảng lãnh đạo trực tiếp cuộc kháng chiến tại miền Nam. Hoạt động ngay trong vùng bị địch chiếm đóng, Trung ương Cục miền Nam luôn phải đối phó với những kế hoạch càn quét, tìm diệt của địch.

5.      Ký tắt hiệp định Paris năm 1973

Ngày 23 tháng 1 năm 1973, đồng chí Lê Đức Thọ đại diện cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ đã tiến hành ký tắt Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.

Ký tắt, hay còn gọi là ký nháy là chữ ký xác nhận về nội dung, thể thức, thủ tục ban hành của văn bản trước khi được ký chính thức bởi người có thẩm quyền.

6.      Ngày mất Nguyễn Minh Châu năm 1989

Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, mất ngày 23 tháng 1 năm 1989. Ông là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.

Ông chính là tác giả của truyện ngắn Bến Quê được đưa vào chương trình văn học phổ thông.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 23/1 tại đây.

RSS
Follow by Email
YouTube
YouTube