Ngày này năm xưa 23/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 23/12 có 3 sự kiện của Việt Nam và 7 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 23/12:

1.      Ngày sinh Richard Arkwright năm 1732

Richard Arkwright sinh ngày 23 tháng 12 năm 1732, là nhà phát minh người Anh, nổi tiếng với phát minh ra khung dệt, sau đó được chuyển thành khung hơi nước cho phép sử dụng sức nước để làm việc.

Tuy nhiên, có thông tin cho rằng, phát minh ra khung dệt thuộc về một thợ làm sợi tên là Thomas Highs, người từng nhận Arkwright làm phụ tá, nhưng không có bằng chứng rõ ràng cho việc này.

2.    Ngày sinh Chaudhary Charan Singh năm 1902

Ngày này năm xưa 23/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Chaudhary Charan Singh sinh ngày 23 tháng 12 năm 1902. Ông là Thủ tướng của Cộng hoà Ấn Độ, từ 28 tháng 7 năm 1979 đến 14 tháng 2 năm 1980. 

Chaudhary Charan Singh được người dân Ấn Độ hết sức yêu mến vì những chính sách thân thiện với nông nghiệp, hỗ trợ sinh kế cho người nông dân. Ông cũng là người góp phần ngăn chặn chính sách ruộng đất tập thể (giống như mô hình hợp tác xã trước năm 1986 ở Việt Nam).

Năm 2001, ngày 23 tháng 12, kỷ niệm sinh nhật Chaudhary Charan Singh được chọn làm Ngày Nông dân quốc gia Ấn Độ.

3.      Thành lập Cục dự trữ liên bang Mỹ năm 1913

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là ngân hàng trung ương của nước Mỹ, bắt đầu hoạt động từ năm 1913, theo “Đạo luật Dự trữ Liên bang” của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1913.

Đến nay, FED vẫn là tổ chức tài chính quyền lực bậc nhất trên thế giới do các quyết định của FED tác động trực tiếp đến đồng USD, đồng tiền thanh toán quốc tế phổ biến nhất. Mặc dù là ngân hàng trung ương nhưng FED thuộc sở hữu tư nhân, gây ra nhiều tin đồn về những “thế lực ngầm” thao túng nền kinh tế và chính trường Mỹ.

4.      Khánh thành tháp Tokyo năm 1958

Ngày này năm xưa 23/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Tháp Tokyo là một tháp truyền thông và quan sát tọa lạc tại khu vực Shiba-koen thuộc quận Minato, Tokyo, Nhật Bản. Tháp được thiết kế dựa trên nguyên lý của Tháp Effel, được sơn màu trắng và cam quốc tế để tuân thủ các quy định an toàn hàng không.

Tháp Tokyo xuất hiện nhiều trong văn hóa đại chúng Nhật Bản. Độc giả bộ truyện tranh Doraemon chắc hẳn không thể nào quên những phân cảnh Nobita, Chaien hay Xeko bị ngồi chênh vênh trên tháp Tokyo do nghịch bảo bối của Doraemon 

5.      16 người sống sót sau tai nạn chuyến bay số 571 được cứu sống năm 1972

Chuyến bay số 571 của Không quân Uruguay chở 45 người rơi xuống dãy Andes ngày 13 tháng 10 năm 1972. Đến ngày 23 tháng 12 năm 1972, 16 người còn sống sót được tìm thấy.

16 người này đã phải ăn thịt những người đã chết để duy trì sự sống, gây ra nỗi ám ảnh suốt nhiều năm. Tuy nhiên, dư luận xã hội và cả gia đình các nạn nhân đều thông cảm cho họ vì đó là điều họ bắt buộc phải làm để sinh tồn.

6.      Cử hành nghi lễ “đạt đỉnh” của Trung tâm Thương mại thế giới tại Mỹ năm 1972

Ngày này năm xưa 23/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 23 tháng 12 năm 1972 nghi lễ đạt đỉnh của Tháp phía Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York, Hoa Kỳ với cao độ 1.368 feet (417 m), biến nó trở thành tòa nhà cao nhất thế giới đương thời. Đáng tiếc, tòa nhà đã bị phá hủy trong vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.

7.      Ngày mất của Mikhail Kalashnikov năm 2013

Mikhail Kalashnikov sinh năm 1919, là nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng người Liên Xô (Nga). Ông được biết đến là cha đẻ của mẫu súng huyền thoại AK-47, khẩu súng gắn liền với người lính bộ đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng như nhiều cuộc chiến tranh chống lại ách đô hộ, bảo vệ tổ quốc khác trên thế giới.

Mikhail Kalashnikov mất ngày 23 tháng 12 năm 2013.

Ngày này năm xưa 23/12 của Việt Nam:

1.      Ngày mất của quan đại thần Nguyễn Văn Trình năm 1949

Ngày này năm xưa 23/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Nguyễn Văn Trình sinh năm 1872, quê ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông là một danh sĩ Nho học, làm quan dưới triều nhà Nguyễn. Năm 27 tuổi, Nguyễn Văn Trình đỗ tiến sĩ dưới thời vua Thành Thái.

Sau khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, ông được chính quyền mới tín nhiệm và thường tham vấn trong nhiều vấn đề. Năm 1946, khi Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập, ông được bầu làm Hội trưởng Hội Liên Việt Hà Tĩnh.

Ông qua đời ngày 23 tháng 12 năm 1949 tại quê nhà ở Hà Tĩnh, thọ 76 tuổi.

2.      Ngày sinh đạo diễn Trần Anh Hùng năm 1962

Trần Anh Hùng (sinh ngày 23 tháng 12 năm 1962) là một đạo diễn điện ảnh người Pháp gốc Việt. Trần Anh Hùng được biết tới nhiều nhất qua các tác phẩm về chủ đề Việt Nam với phong cách thực hiện đương đại. Ông là đạo diễn của Mùi đu đủ xanh, bộ phim duy nhất cho đến nay của điện ảnh Việt Nam lọt vào danh sách đề cử vòng cuối cùng của Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất. Ngoài ra, Trần Anh Hùng cũng đoạt nhiều giải thưởng điện ảnh khác.

3.      Ngày mất nhạc sĩ Nguyễn Hiền năm 2005

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền sinh năm 1927 tại Hà Nội, nổi tiếng với sáng tác Anh Cho Em Mùa Xuân.

Nguyễn Hiền học nhạc từ khi lên 7 tuổi. Ông từng làm Chủ sự Chương trình phát thanh Sài Gòn và Phụ tá Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam.

Sau giải phóng, Nguyễn Hiền bị đi tù cải tạo do dính líu đến chính quyền ngụy quyền, rồi sang Mỹ định cư. Ông mất ngày 23 tháng 12 năm 2005 tại California.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 23/12 tại đây.