Ngày này năm xưa 25/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 25/11 có 3 sự kiện của Việt Nam và 7 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 25/11 năm xưa:

1. Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ

Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ được cử hành vào ngày 25 tháng 11 hàng năm, do Liên hợp quốc ấn định. Ý nghĩa của ngày lễ này là tuyên truyền nâng cao ý thức công chúng về loại bảo bạo lực với phụ nữ trên toàn thế giới.

Bạo hành với phụ nữ được định nghĩa bao gồm mọi hành vi bạo lực dựa trên giới tính, gây tổn hại về thể xác, tâm lý hay tình dục. Những hành vi này có thể được thực hiện công khai hoặc âm thầm. Ở một số nơi, bạo lực đối với phụ nữ thậm chí còn được coi là một phần của văn hóa truyền thống.

2. Ngày sinh của Carl Benz năm 1844

Ngày này năm xưa 25/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Carl Benz sinh ngày 25 tháng 11 năm 1844. Ông là một kỹ sư người Đức, có công tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô và là nhà sáng lập hãng xe Mercedes-Benz.

Cũng ngày 25 tháng 11, vào năm 1914, Benz được trao bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Kỹ thuật Karlsruhe,  nhờ những đóng góp của ông cho nền khoa học kỹ thuật và cơ khí.

Các phát minh nổi tiếng của Benz có thể kể đến như hoàn thiện động cơ đốt trong hai thì, sáng tạo động cơ bốn thì loại nhẹ và chiếc ô tô đầu tiên.

3. Albert Einstein công bố báo cáo hoàn thiện thuyết tương đối rộng năm 1915

Ngày 25 tháng 11 năm 1915, nhà bác học Albert Einstein đã công bố bản báo cáo hoàn thiện phương trình trường của thuyết tương đối rộng.

Thuyết tương đối rộng là một lý thuyết được nghiên cứu và phát triển bởi Einstein, trên cơ sở thống nhất thuyết tương đối hẹp của ông với định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Những lý thuyết này là nền tảng quan trọng cho vật lý lượng tử và sự nghiệp khám phá thiên văn của con người.

4. Ngày mất của Mishima Yukio năm 1970

Ngày này năm xưa 25/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Mishima Yukio sinh năm 1925, là một nhà văn, nhà biên kịch nổi tiếng người Nhật Bản. Yukio được xem là thần đồng văn học khi viết văn từ khi mới 12 tuổi. Bên cạnh đó, ông còn là một võ sư, từng lên án việc các nhà trí thức xem nhẹ rèn luyện thân thể.

Năm 1967, Yukio thành lập Hội lá chắn, tập hợp những võ sĩ trẻ tuổi cùng lời thề bảo vệ Nhật Hoàng. Đến năm 1970, ông này cùng các thành viên của Hội lá chắn đã tiến hành một cuộc đảo chính nhằm lật đổ chế độ cộng hòa, khôi phục quyền lực cho Nhật hoàng. Cuộc đảo chính thất bại, thậm chí còn bị xem như trò hề,  ngày 25 tháng 11 năm 1970 Yukio đã quyết định tự sát theo nghi thức mổ bụng. Tuy nhiên, ông không dám thực hiện nên phải nhờ một thành viên khác chặt đầu.

5. Quốc khánh nước Suriname năm 1975

Cộng hòa Suriname là một quốc gia ở Nam Mỹ, được phát hiện năm 1499. Từ năm 1650, Suriname trở thành thuộc địa của Anh, sau đó nhượng lại cho Hà Lan năm 1667. Cái tên Suriname chính thức xuất hiện từ năm 1948.

Suriname đã bắt đầu phát triển phong trào độc lập dân tộc từ nửa đầu thế kỷ XX, với dầu mốc quan trọng là bản hiến pháp năm 1954. Đến ngày 25 tháng 11 năm 1975, Suriname chính thức đòi được độc lập từ tay Hà Lan. Từ đó, 25 tháng 11 là ngày Quốc khánh của Suriname.

6. Ngày mất của Fidel Castro năm 2016

Ngày này năm xưa 25/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Fidel Castro là nhà cách mạng, chính trị gia người Cuba, là người bạn cách mạng cùng thời với những lãnh tụ vĩ đại của phong trào độc lập dân tộc bao gồm Che Guevara, Nelson Mandela và cả chủ tịch Hồ Chí Minh.

Fidel lên lãnh đạo Cuba sau cuộc cách mạng lật đổ tên độc tài Batista được Mỹ chống lưng. Năm 1965, Fidel chính thức đưa Cuba trở thành một nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách kinh tế tập trung và chú trọng phát triển y tế, giáo dục. Trải qua nhiều năm bị Mỹ cấm vận, Cuba vẫn phát triển hệ thống y tế tiên tiến hàng đầu thế giới.

Ngày 25 tháng 11 (26/11 theo giờ Việt Nam), Fidel Castro qua đời. Việt Nam và nhiều bạn bè quốc tế đã để tang Fidel Castro, để tưởng nhớ người bạn “vì Việt Nam, Cuba có thể hy sinh cả máu”!

7. Ngày mất của Diego Maradona năm 2020

Diego Maradona là một cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Argentina. Ông là một trong những cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất trong lịch sử, nổi tiếng với vóc người nhỏ con nhưng thi đầu đầy bài bản và kỹ thuật. Ngoài ra, Maradona còn là một chuyên gia sút phạt.

Có thành tích nổi bật, tuy nhiên Maradona có đời tư đầy rắc rối, từng nhiều lần bị cấm thi đấu vì sử dụng ma túy. Sau này, Maradona quay lại môn thể thao vua với tư cách huấn luyện viên.

Đầu tháng 11 năm 2020, Maradona nhập viện, được cho là lý do tâm lý, không nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngay sau đó ông phải phẫu thuật não. Cuộc phẫu thuật thành công nhưng Maradona không thể hồi sức và mất ngày 25 tháng 11 năm 2020.

Ngày này năm xưa 25/11 của Việt Nam:

1. Ngày sinh của Lương Văn Can năm 1854

Ngày này năm xưa 25/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Lương Văn Can sinh ngày 25 tháng 11 năm 1854, là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông được biết đến là một trong số những thành viên sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907.

Lương Văn Can từng đỗ cử nhân kỳ thi dưới triều Nguyễn, tuy nhiên từ chối làm quan, chỉ ở nhà dạy học, với lý do “việc nước ngày càng nát, dẫu có ra làm nghị viên cũng chẳng thể bàn được gì ích lợi cho quốc dân”.

Lương Văn Can cùng các nhà yêu nước lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của thanh niên, hỗ trợ phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Về sau, trường bị giải tán, Lương Văn Can bị bắt đi lưu đày Nam Vang. Về sau, ông được về lại Hà Nội, tiếp tục việc dạy học, soạn sách cho đến khi qua đời.

2. Thành lập Bảo tàng Hồ Chí Minh năm 1970

Ngày 25 tháng 11 năm 1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III ra Nghị quyết số 206-NQ/TW thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đến ngày 19 tháng 5 năm 1990, kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã chính thức mở cửa đón khách.

Đây là một trong những bảo tàng lớn nhất Việt Nam, tập trung vào trưng bày hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con người Bác Hồ. Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ Chủ tịch đã trở thành quần thể di tích lịch sử đặc biệt hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

3. Ngày mất nhiếp ảnh gia Phạm Văn Mùi năm 1992

Phạm Văn Mùi sinh năm 1907 tại Nam Định, nguyên quán ở Đông Ngạc, Hà Đông. Ông là một trong những nhiếp ảnh gia đầu tiên của Việt Nam, đặt nền móng cho nền nhiếp ảnh Việt Nam sau này.

Theo nhận xét của GS. Trần Văn Khê, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, của Phạm Văn Mùi đẹp tới mức “nghe thấy nhạc, đọc thấy thơ” trong từng bức ảnh.

Phạm Văn Mùi mất ngày 15 tháng 11 năm 1992 tại Mỹ.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 25/11 tại đây.