Ngày này năm xưa 25/12 có 7 sự kiện của Việt Nam và 3 sự kiện của thế giới.
Thế giới ngày 25/12:
1. Ngày sinh Isaac Newton năm 1642
Isaac Newton sinh ngày 25 tháng 12 năm 1642. Ông là nhà toán học, nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà thần học người Anh, được công nhận là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại.
Newton nổi tiếng nhất với giai thoại nhìn thấy quả táo rụng và khám phá ra Định luật vạn vật hấp dẫn.
2. Hirohito trở thành thiên hoàng Nhật Bản năm 1926
Hirohito trở thành Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản từ ngày 25 tháng 12 năm 1926. Ông là Thiên hoàng từ năm 1926 đến 1989, có thời gian trị vì dài hơn bất cứ một Thiên hoàng nào khác trong lịch sử Nhật Bản. Hirohito cũng là người đưa Nhật Bản tham gia vào Thế chiến II với vai trò là một thành viên thuộc phe Trục.
3. Lễ Giáng sinh
Lễ Giáng Sinh l à lễ hội hàng năm kỷ niệm sự ra đời của Chúa Jesus vào ngày 25 tháng 12, nhưng thường được mừng từ tối 24 tháng 12. Nguyên nhân là bởi theo lịch Do Thái, thời điểm bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.
Hiện nay, ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, lễ Giáng sinh còn được coi là ngày lễ lớn của các gia đình, một ngày đặc biệt để mọi người cùng vui chơi, sum họp, quây quần bên nhau.
Ngày này năm xưa 25/12 của Việt Nam:
1. Ngày sinh của Đặng Thai Mai năm 1902
Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Ông có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước.
2. Ngày sinh của Đinh Gia Khánh năm 1924
Đinh Gia Khánh sinh ngày 25 tháng 12 năm 1924. Ông là một giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa và văn học dân gian Việt Nam.
Đinh Gia Khánh từng đứng trong hàng ngũ Việt Minh tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, ông lui về hậu phương làm công tác giảng dạy và nghiên cứu. Năm 1980, ông được phong học hàm giáo sư ngành văn học dân gian, mà học trò vẫn thường gọi ông là “giáo sư kép”, bởi trên lĩnh vực Văn học – Văn hóa dân gian hay Văn học trung đại ông đều rất xứng đáng với học hàm này.
3. Thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1927
Việt Nam Quốc dân Đảng là chính đảng được thành lập ngày 25 tháng 12 năm 1927 tại Hà Nội, do một số thanh niên Việt Nam yêu nước như Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính… Nguyễn Thái Học là chủ tịch tổng bộ Việt Nam Quốc dân Đảng.
Việt Nam Quốc dân Đảng đã tiến hành một số hoạt động chống Pháp như ám sát Bazin, khởi nghĩa Yên Bái. Về sau, Nguyễn Thái Học hy sinh, một số thành viên hải ngoại đã cấu kết với Trung Quốc, mưu đồ chống lại Việt Nam, từng có âm mưu ám sát Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Một số thành viên trong nước khác thì phân hóa, gia nhập Việt Minh hoặc tự tổ chức các hoạt động chống Pháp.
4. Ngày sinh của Phan Văn Khải năm 1933
Phan Văn Khải sinh ngày 25 tháng 12 năm 1933. Ông là Thủ tướng Chính phủ thứ năm của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ từ ngày 25 tháng 9 năm 1997 đến ngày 27 tháng 6 năm 2006.
Phan Văn Khái được đánh giá là lãnh đạo nhân hậu, có tài, có tầm nhìn. Tuy nhiên, ông không thể kiểm soát được tình trạng tham nhũng của nước ta thời đó, dẫn đến vụ án nổi tiếng PMU 18. Ông đã xin từ chức chính vì sự việc này, giữ đúng lời hứa không chống được tham nhũng thì “xin từ chức ngay”.
5. Chiến dịch Trần Hưng Đạo năm 1950
Chiến dịch Trần Hưng Đạo hay Chiến dịch Trung du là một trong những cuộc tiến công lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam vào phòng tuyến trung du Bắc Bộ của quân Liên hiệp Pháp.
Ngày 25 tháng 12, chiến dịch này chính thức nổ ra khi binh đoàn cơ động số 3 cùng tiểu đoàn Mường vào Lập Thạch và Tam Dương, tập kết trung đoàn 141 và trung đoàn 209, thành lập Đại đoàn 302, do Lê Trọng Tấn chỉ huy.
6. Ngày mất của Hoàng Quốc Việt năm 1992
Hoàng Quốc Việt sinh năm 1905, là một chính khách, đảm nhiệm các vai trò Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ.
Hoàng Quốc Việt tham gia các phong trào cách mạng từ năm 1925, cùng hoạt động với Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự. Ông từng bị Pháp bắt và xử tù chung thân cùng với Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng… nhưng đến năm 1936 thì được trả tự do.
Ông mất ngày 25 tháng 12 năm 1992, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
7. Ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000
Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ là thoả hiệp ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ.
Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 25/12 tại đây.