Ngày này năm xưa 26/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 26/11 có 4 sự kiện của Việt Nam và 6 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 26/11 năm xưa:

1. Vương tử Vlad III trở thành người thống trị Wallachia lần thứ 3 năm 1476

Ngày này năm xưa 26/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Vương tử Vlad III có rất nhiều tên gọi khác như Vương công xứ Wallachia, Vlad Kẻ Xiên Người… và nổi tiếng hơn cả là Dracula (đứa con của rồng theo tiếng Romania). Đúng vậy, đây chính là vị bá tước Dracula, nguồn cảm hứng của loài sinh vật hư cấu Ma cà rồng của thế giới.

Ngày 26 tháng 11 năm 1476, Dracula đã đánh bại quân của vua Basarab, giành lại quyền thống trị vùng đất Wallachia, vùng đất được định sẵn sẽ thuộc sở hữu của ông ngay khi sinh ra đời. Tuy nhiên, chỉ cai trị được chưa đầy 1 tháng, Dracula qua đời trong một trận chiến với Ottoman.

2. Ngày sinh của Willis Carrier năm 1875

Ngày này năm xưa 26/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Willis Haviland Carrier sinh ngày 26 tháng 11 năm 1875, là kỹ sư, nhà phát minh người Mỹ. Ông được biết đến là người đã sáng chế ra điều hòa nhiệt độ, một phát minh vô cùng quan trọng với đời sống hiện đại.

Willis Carrier tốt nghiệp đại học Cornell và được nhận vào làm một công ty về bếp lò và quạt thông hơi, sau đó thành lập công ty riêng để bán điều hòa nhiệt độ. Đến nay, hãng Carrier vẫn là một trong những hãng điều hòa nổi tiếng toàn thế giới.

3. Thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ năm 1924

Ngày này năm xưa 26/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 26 tháng 11 năm 1924 là ngày chế độ quân chủ chính thức kết thúc tại Mông Cổ. Đảng Nhân dân Mông Cổ, sau khi phế bỏ triều đình, đã thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Nhà nước cộng sản này tổn tại đến năm 1992 và trong suốt những năm đó đã duy trì quan hệ mật thiết với Liên Xô.

4. Đức khởi công khu giam giữ người Do Thái ở Warsaw năm 1940

Warsaw là thủ đô của Ba Lan, cũng là thủ đô nước châu Âu đầu tiên bị Đức Quốc xã chiếm đóng trong Thế chiến II. Tại đây, ngày 26 tháng 11 năm 1940, Đức Quốc xã đã cho xây Khu Do Thái, trại tập trung người Do Thái khổng lồ.

Có khoảng 400 nghìn người Do Thái bị nhồi nhét vào nhà tù tập trung ở Warsaw chỉ rộng khoảng 3,4km2. Phát xít Đức để mặc người Do Thái chết vì đói và bệnh tật, sau đó là hành quyết một cách tàn nhẫn.

Đến năm 1943, người Do Thái ở đây đã nổi dậy chống lại quân phát xít nhưng đều bị đàn áp dã man. Phải đến năm 1944, Warsaw mới được giải phóng nhờ Hồng quân Liên Xô.

5. Ngày sinh của Chris Hughes năm 1983

Chris Hughes sinh ngày 26 tháng 11 năm 1983. Ông là doanh nhân người Mỹ, người đồng sáng lập và từng là phát ngôn viên của trang mạng xã hội và mạng trực tuyến Facebook (thuộc tập đoàn Facebook, mới đổi tên thành Meta).

Hughes là bạn cùng ký túc xá của Mark Zuckerberg. 2 người cùng một số bạn bè chung ký túc đã thành lập Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sau này, ông đã rời Facebook, lên tiếng chỉ trích bạn mình vì những bê bối của mạng xã hội Facebook, đồng thời lên tiếng đòi giải tán mạng xã hội này.

6. George W. Bush được xác nhận thắng cử tổng thống Mỹ năm 2000

Ngày 26 tháng 11 năm 2000, George W. Bush (Bush con) chính thức được xác nhận đã chiến thắng trong cuộc bầu cử đại cử tri ở Florida. Nhờ đó, Bush trở thành tổng thống Mỹ, dù thua trong cuộc bầu cử phổ thông toàn quốc.

Bush chính thức nhậm chức năm 2001 và giữ chức này cho đến năm 2009, sau đó nhường chỗ cho người kế nhiệm là Barack Obama. George W. Bush có thể đã là một tổng thống Mỹ nhạt nhòa, tuy nhiên vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 và việc khởi động cuộc chiến chống khủng bố đã đưa ông trở thành một người hùng. Tuy nhiên, về sau, do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính, Bush trở thành tổng thống kém được yêu thích hàng đầu lịch sử nước Mỹ.

Ngày này năm xưa 26/11 của Việt Nam

1. Ngày sinh của Đặng Thùy Trâm năm 1942

Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942, là  nữ bác sĩ, liệt sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chị hy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng.

Liệt sĩ Khương Thế Hưng, người yêu của Đặng Thùy Trâm, sau khi biết tin cô gái mình yêu hy sinh, đã viết về Trâm trong nhật ký:

“Em dịu dàng là vậy, chưa biết nói nặng ai câu nào. Em dũng cảm là vậy. Giặc đốt hầm bí mật vẫn bình tĩnh cứu chữa thương binh. Cuỡi hon đa phóng qua trước rào lính địch để cấp cứu ca thương binh nặng. B-52 trên đầu. Quân đánh bộ bên cạnh vẫn bình tĩnh băng bó thương binh, dìu đi khỏi vòng vây.

Bà con thương yêu đùm bọc em. Các mẹ gọi em là Con gái. Các em gọi em là Chị. Cánh lính trẻ gọi em là Sao Vệ nữ. Các nhà thơ gọi em là người của làng thơ họ. Các nhà văn cãi lại bảo em là người của họ gửi nhờ Sê Khốp dạy nuôi. Vậy mà em ngã xuống. Và em cũng không nhận ra anh! Em chết đi biến thành ngọn gió lượn trên đầu anh. Trên đời anh. Thành tiếng gọi đằng trước để anh đi tới… Anh đã nghĩ, đó là tình yêu của người lính!…”

2. Khởi công xây dựng cầu Thăng Long năm 1974

Ngày này năm xưa 26/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 26 tháng 11 năm 1974, cầu Thăng Long, còn gọi là cầu Hữu Nghị Việt Xô đã chính thức được khởi công. Đây là cây cầu bắc qua sông Hồng, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm thuộc thành phố Hà Nội.

Ban đầu, cầu Thăng Long được xây dựng dưới sự hỗ trợ của Trung Quốc. Tuy nhiên, đến năm 1978, Trung quốc phá vỡ cam kết, cắt viện trợ, rút chuyên gia về nước. Sau đó, Liên Xô đã tiếp quản, xây dựng và cơ bản hoàn thiện cầu vào năm 1985.

3. Ngày mất của nghệ sĩ Thanh Nga năm 1978

Ngày này năm xưa 26/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Thanh Nga sinh ngày 31 tháng 7 năm 1942, qua đời ngày 26 tháng 11 năm 1978. Bà là nữ nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng nhất Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng sân khấu miền Nam.

Thanh Nga qua đời vì bị bắn khi đang trên đường từ rạp hát Gia Định trở về nhà. Khi đó, có 2 tên cướp dùng súng khống chế nhằm bắt cóc con trai bà là Hà Linh, tuy nhiên Thanh Nga không thỏa hiệp mà kiên quyết phản kháng, ôm chặt lấy con mình.

4. Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định sẽ phát thẻ cho các Đảng viên năm 1979

Ngày 26 tháng 11 năm 1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 83-CT/TW về việc phát thẻ Đảng viên. Đây là lần đầu tiên Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định tổ chức phát thẻ đảng viên cho các đảng viên chính thức của Đảng.

Những tấm thẻ đảng đầu tiên gồm có 10 trang và được viết bằng tay với kiểu chữ theo một mẫu thống nhất toàn Đảng. Trang đầu có ảnh chân dung và trích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải gìn giữ Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…”…”Phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình…”

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 26/11 tại đây