Ngày này năm xưa 27/1 có 5 sự kiện của Việt Nam và 5 sự kiện của thế giới.
Thế giới ngày 27/1:
1. Ngày sinh Mozart năm 1756
Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756. Ông là nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các thể loại nhạc như piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera.
Tuy nhiên, những sáng tác của Mozart ít được người đương thời đón nhận. Ông phải sống những năm tháng kiệt quệ về tài chính và qua đời năm 1791, khi chỉ mới 35 tuổi.
2. Ngày sinh Tống Khánh Linh năm 1893
Tống Khánh Linh sinh ngày 27 tháng 1 năm 1893. Bà một trong ba chị em họ Tống – ba chị em có ba người chồng là một trong những nhân vật chính trị nổi bật nhất Trung Quốc của đầu thế kỷ 20. Tống Khánh Linh là phu nhân của Tôn Trung Sơn, tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc.
Sau khi người cộng sản toàn thắng trên Trung Hoa lục địa năm 1949, bà ở lại Trung Quốc và trở thành Phó Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà còn có tên tiếng Anh là Rosamond. Bà được biết đến là “người mẹ của Trung Quốc hiện đại”.
3. Trận Leningrad kết thúc năm 1944
Trận Leningrad là cuộc phòng thủ dài ngày nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai của Quân đội Liên Xô. Trận chiến này kéo dài 871 ngày; bắt đầu từ tháng 9 năm 1941 và kết thúc vào ngày 27 tháng 1 năm 1944.
Trận Leningrad kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, thành phố Leningrad hoàn toàn thoát khỏi sự bao vây của Đức Quốc xã.
4. Ngày sinh Lâm Tâm Như năm 1976
Lâm Tâm Như sinh ngày 27 tháng 01 năm 1976 tại Đài Bắc, Đài Loan. Cô là nữ diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nhà sản xuất phim người Đài Loan. Cô xếp hạng 30 trong danh sách 100 người nổi tiếng của Forbes Trung Quốc vào năm 2013, thứ 36 vào năm 2014, thứ 82 vào năm 2015, và thứ 68 vào năm 2017.
Lâm Tâm Như được khán giả Việt Nam cũng như thế giới yêu thích thông qua vai diễn Hạ Tử Vy trong phim truyền hình ăn khách “Hoàn châu cách cách” của nữ văn sĩ Quỳnh Dao.
5. Ngày quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân Do Thái trong Thế chiến II
Trong Thế chiến II, hơn 6 triệu người dân tộc Do Thái đã bị phát xít Đức sát hại bởi tư tưởng dân tộc thượng đẳng, cực đoan. Những người Do Thái bị dồn vào các trại tập trung, bị tàn sát và tra tấn bằng nhiều hình thức man rợ. Ngày 27 tháng 1 hàng năm được chọn là Ngày quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân Do Thái trong Thế chiến II
Ngày này năm xưa 27/1 của Việt Nam:
1. Ký kết Hiệp định Paris năm 1973
Hiệp định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Về mặt công khai thì đàm phán có 4 bên và nội dung chính thức của bản Hiệp định cơ bản dựa trên Tuyên bố 10 điểm ngày 8 tháng 5 năm 1969 của phái đoàn Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nhưng việc đàm phán để đạt được nội dung hiệp định lại chủ yếu được quyết định bởi các phiên họp kín giữa 2 đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ.
2. Ngày mất Trần Văn Hương năm 1982
Trần Văn Hương sinh năm 1902, là một chính khách Việt Nam Cộng hòa, từng là Thủ tướng, Phó tổng thống và Tổng thống (trong 7 ngày) của Việt Nam Cộng hòa.
Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông tham gia chính quyền Việt Minh với tư cách nhân sĩ tự do. Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, về sau Trần Văn Hương từ bỏ cách mạng và tham gia chính quyền Sài Gòn.
Trần Văn Hương mất ngày 27 tháng 1 năm 1982.
3. Thành lập Đại học Quốc gia TP.HCM năm 1995
Đại học Quốc gia TP.HCM là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam, được đặt tại miền Nam. Trường từng được xếp hạng trong top 1.000 cơ sở đại học tốt nhất thế giới.
Đại học Quốc gia TP.HCM ban đầu được thành lập vào ngày 27 tháng 1 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học (Trường Đại học Tổng hợp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Kiến Trúc, Phân hiệu Đại học Luật TP.HCM) lại thành 10 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 2 năm 1996.
4. Ngày mất Phạm Duy năm 2013
Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh năm 1921. Ông là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Phạm Duy có số lượng sáng tác đồ sộ, đa dạng, rong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt như Cô Hái Mơ; Gươm Tráng Sĩ; Chinh Phụ Ca; Tình Kỹ Nữ…
Phạm Duy mất ngày 27 tháng 1 năm 2013 vì bệnh tim.
5. Chung kết lịch sử cúp vô địch U23 Châu Á năm 2018
Chung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018 là trận chung kết U23 châu Á đầu tiên có sự góp mặt của đội tuyển Việt Nam.
Trước khi trận chung kết diễn ra, thời tiết tại Thường Châu rơi vào khoảng -2 độ C, tuyết rơi dày làm sân vận động ngập trong tuyết, nhưng ban tổ chức của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) vẫn không đưa ra quyết định hoãn trận đấu.
Kết quả, đội tuyển Việt Nam thua với tỷ số 2 – 1. Tuy nhiên, trận đấu đã ghi một dấu mốc trong lòng người hâm mộ. Hình ảnh “Thường Châu tuyết trắng” là một trong những hình ảnh ấn tượng nhất của bóng đá Việt Nam.
Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 27/1 tại đây.