Ngày này năm xưa 27/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 27/11 có 3 sự kiện của Việt Nam và 7 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 27/11 năm xưa:

1. Ngày sinh của Anders Celsius năm 1701

Ngày này năm xưa 27/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Anders Celsius sinh ngày 27 tháng 11 năm 1701, là một nhà thiên văn học người Thụy Điển. Ông được biết đến là người đã thành lập Đài quan sát thiên văn học Uppsala vào năm 1741.

Tên của ông được đặt cho thang đo nhiệt độ Celsius, tức độ C mà chúng ta sử dụng phổ biến ngày nay. Đây cũng là thành tựu lớn nhất Celsius để lại cho hậu thế. Ngoài ra, ông còn phát minh ra Phương pháp mới Xác định khoảng cách từ mặt trời đến Trái Đất.

2. Alfred Nobel ký di chúc, dành tài sản cá nhân để lập ra giải Nobel năm 1895

Ngày 27 tháng 11 năm 1895, tại Paris, nhà bác học  Alfred Nobel ký di chúc cuối cùng của mình, trong đó dành tài sản của bản thân để lập ra giải Nobel sau khi qua đời.

Giải thưởng Nobel là một tập các giải thưởng quốc tế được tổ chức trao thưởng hằng năm kể từ năm 1901 cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hòa bình. Có câu chuyện kể lại rằng, không có giải Nobel về toán học bởi tình địch của Alfred Nobel là một nhà toán học.

3. Phim Dấu Ấn Zorro được công chiếu năm 1920

Ngày này năm xưa 27/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Dấu Ấn Zorro lần đầu được công chiếu vào ngày 27 tháng 11 năm 1920. Đây là phim thể loại siêu anh hùng đầu tiên trên thế giới.

Bộ phim kể về nhân vật Zorro, tên thật là Don Diego Vega, con trai của chủ trang trại giàu có Don Alejandro, sống vào đầu những năm 1800. Anh đã giấu mặt, lấy tên là Zorro để chiến đầu chống lại những kẻ tham nhũng, tội phạm hà hiếp dân lành.

4. Ngày sinh của Lý Tiểu Long năm 1940

Lý Chấn Phiên, hay được biết đến với cái tên Lý Tiểu Long, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1940. Ông được biết đến là diễn viên võ thuật người Mỹ gốc Hoa, đã sáng lập ra môn phái Triệt quyền đạo.

Hồi bé, Lý Tiểu Long theo học võ Vịnh xuân quyền cùng danh sư Diệp Vấn. Năm 1959, Lý Tiểu Long được đưa sang Mỹ. Tại đây, ông đã khiêu chiến với nhiều võ quán, tự tinh chỉnh quyền đạo của mình để sáng lập ra Triệt quyền đạo, tức là loại võ thuật có thể phá được tất cả các quyền đạo khác.

Lý Tiểu Long bất ngờ qua đời năm 1973, được bác sĩ kết luận là do phù não. Tuy nhiên, có nhiều tin đồn liên quan đến cái chết của ông, trong đó có giả thuyết Lý Tiểu Long bị đầu độc bởi Mafia.

5. Lần đầu tiên phát hiện hành tinh có bầu khí quyển ngoài Hệ Mặt Trời năm 2001

Ngày này năm xưa 27/11: Top 10 sự kiện nổi bật

HD 209458 b (biệt danh là Osiris), là một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, trong chòm sao Phi Mã, cách Hệ Mặt Trời khoảng 159 năm ánh sáng. Hành tinh này được phát hiện ngày 27 tháng 11 năm 2001 bởi kính viễn vọng Hubbles.

Osiris là hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời đầu tiên được phát hiện có bầu khí quyền. Bầu khí quyển của Osiris được phát hiện hình thành chủ yếu từ khí hydro, ngoài ra còn có oxi và carbon. Đến năm 2007, người ta còn phát hiện ra hơi nước ở khí quyển của Osiris.

6. Phát hành phim Frozen năm 2013

Phim Nữ Hoàng Băng Giá (Frozen) là là phim điện ảnh nhạc kịch kỳ ảo sử dụng công nghệ hoạt hình máy tính của Mỹ. Phim do hãng Walt Disney sản xuất, lần đầu được phát hành ngày 27 tháng 11 năm 2013.

Bộ phim kể về một nàng công chúa dũng cảm, đồng hành cùng anh chàng nông dân ngờ nghệch, một chú lừa và một người tuyết để đi tìm Nữ Hoàng Băng Giá, cũng chính là chị gái của cô. Đây là một trong những bộ phim hoạt hình thành công nhất mọi thời đại.

7. Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát năm 2020

Mohsen Fakhrizadeh Mahabadi là một chuẩn tướng trong Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo. Ông được biết đến là lãnh đạo cấp cao của chương trình hạt nhân Iran.

Ngày 27 tháng 11 năm 2020, Fakhrizadeh đã bị ám sát. Cho đến nay, chưa có ai lên tiếng nhận trách nhiệm, tuy nhiên Mỹ cho rằng Israel là kẻ đứng sau vụ ám sát này.

Ngày này năm xưa 27/11 của Việt Nam:

1. Ngày mất của cụ Nguyễn Sinh Sắc năm 1929

Nguyễn Sinh Sắc là cha ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là một nhà Nho yêu nước, từng đỗ phó bảng, cử nhân dưới triều Nguyễn. Nguyễn Sinh Sắc có 5 người con, trong đó Nguyễn Sinh Cung, tức Bác Hồ là con thứ 3.

Sau suốt thời gian dài lăn lộn chốn quan trường, Nguyễn Sinh Sắc gặp biến cố, bị triều đình xét xử và sa thải. Cụ dắt Nguyễn Tất Thành (tên thời đó của Bác Hồ) vào Nam. Sau đó, Nguyễn Tất Thành đổi tên thành Văn Ba và ra đi tìm đường cứu nước, còn cụ Nguyễn Sinh Sắc sống bằng nghề bốc thuốc, làm văn, chú giải kinh Phật, cho đến khi từ trần ngày 27 tháng 11 năm 1929.

2. Việt Nam phê chuẩn chữ viết riêng của người Tày – Nùng, Thái và Mèo năm 1961

Ngày này năm xưa 27/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 27 tháng 11 năm 1961, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định Phê chuẩn các phương án chữ Tày – Nùng, chữ Thái và chữ Mèo. Kể từ đó, đồng bào các dân tộc Tày – Nùng, Thái, Mèo đã có chữ viết riêng.

Quyết định này thể hiện tinh thần đoàn kết 54 dân tộc anh em, khẳng định 54 dân tộc đều là người dân Việt Nam, đều được bình đẳng, có quyền duy trì văn hóa truyền thống cũng như có quyền hội nhập và phát triển.

3. Ngày mất của chị Út Tịch năm 1968

Chị Út Tịch là một nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Cuộc đời chị đã được nhà văn Nguyễn Thi xây dựng thành nhân vật chính trong tác phẩm Người mẹ cầm súng.

Út Tịch tên thật là Nguyễn Thị Út, sinh ngày 19 tháng 4 năm 1931 tại Cần Thơ. Út thoát khỏi kiếp ở đợ từ năm 13 tuổi, sau đó gia nhập cách mạng. Khi người Pháp tái chiếm Nam bộ, Út xung phong tham gia chiến đấu chống quân Pháp với câu nói nổi tiếng mà về sau được nhà văn Nguyễn Thi ghi lại “Nó đánh mình, mình đánh nó”! Chị cũng là tác giả câu nói “còn cái lai quần cũng đánh”.

Ngày 27 tháng 11 năm 1968, khi đang công tác tại Quân khu 9, chị Út hy sinh trong cuộc ném bom càn quét bằng B52 của giặc Mỹ.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 27/11 tại đây.