Ngày này năm xưa 3/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Trong 10 sự kiện nổi bật ngày này năm xưa 3/11, có 4 sự kiện của Việt Nam và 6 sự kiện của thế giới.

MỤC LỤC XEM NHANH

Ngày này năm xưa 3/11 của thế giới:

1. Ngày sinh của Thiên Hoàng Minh Trị năm 1852

Ngày này năm xưa 3/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 3 tháng 11 là một ngày lễ truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như dịp kỷ niệm ngày sinh của Thiên Hoàng Minh Trị. Đến năm 1948, ngày 3 tháng 11 chính thức trở thành Ngày Văn hóa Nhật Bản.

Thiên Hoàng Minh Trị là vị Nhật hoàng thứ 122 và được người Nhật coi là đấng minh quân lỗi lạc. Công lớn nhất của ông là thực hiện chính sách canh tân đất nước, đưa Nhật Bản bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, thoát khỏi nguy cơ bị phương Tây xâm chiếm.

2. SOS được chính thức chọn làm tín hiệu báo sự cố năm 1906

Ký hiệu SOS có nguồn gốc từ quy định về vô tuyến điện hàng hải của chính phủ Đức kể từ năm 1905. Vào ngày 3 tháng 11, Công ước Máy đo vô tuyến điện quốc tế đã chính thức xác nhận tiêu chuẩn toàn cầu cho ký hiệu SOS.

Tín hiệu SOS dưới dạng mã Morse là: … —… được lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian ngắn. Theo nội dung công ước nói trên, các tàu thuyền gặp tai nạn cần sử dụng tín hiệu SOS dưới dạng mã Morse trên để nhận được sự trợ giúp.

SOS có thể được giải nghĩa theo nhiều cách như “hãy cứu tàu chúng tôi” (Save our Ship), “hãy cứu lấy những linh hồn của chúng tôi” (Save our Souls), “gửi cứu trợ” (Send out Succour), “tiếng gọi giải cứu” (Sound of Save)… tuy nhiên không có ý nghĩa nào được xác nhận. Ký hiệu S.O.S (SOS với dấu chấm ngăn cách các chữ cái) là tín hiệu sai.

3. Sinh vật sống đầu tiên được đưa lên vũ trụ năm 1957

Ngày này năm xưa 3/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 3 tháng 11 năm 1957, chú chó Laika trở thành sinh vật sống đầu tiên được bay vào quỹ đạo quanh Trái Đất, trên con tàu vũ trụ Spunik 2 của Liên Xô.

Cho đến nay sự kiện này vẫn bị tranh cãi bởi vấn đề mang tính đạo đức. Không lâu sau khi tàu Spunik 2 được phóng, các nhà khoa học đã thừa nhận chưa kịp hoàn thiện thiết bị đổ bộ của con tàu, do đó chuyến đi này là 1 đi không trở lại. Năm 2002, sự thật cái chết của Laika được tiết lộ, rằng nó đã chết ngay sau khi bay khoảng 5 – 7 giờ.

Tuy nhiên, cái chết của chú chó Laika đã mở ra một bước tiến quan trọng trong hành trình khám phá vũ trụ của nhân loại. Đến năm 1959, một đôi chó là Strelka và Belka được Liên Xô đưa lên không gian, sau đó quay trở về an toàn.

4. Khối Thịnh vượng chung Dominica giành độc lập năm 1978

Dominica là một quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung. Tuy nhiên, nước này không nằm trong vương quốc thịnh vượng chung và không công nhận Nữ hoàng Anh là lãnh tụ, bởi đã trở thành một nước cộng hòa từ ngày 3 tháng 11 năm 1978.

Dominica nằm trọn vẹn trên 1 hòn đảo thuộc vùng biển Caribbean. Chú ý phân biệt nước này với Cộng hòa Dominica, nằm trên một đảo lớn, cạnh Haiti, cũng thuộc vùng Caribbean.

5. Trung tâm Thương mại Thế giới chính thức mở cửa trở lại năm 2014

Ngày này năm xưa 3/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 11/9/2001, sự kiện chấn động toàn cầu đã diễn ra khi những kẻ khủng bố liều chết đã điều khiển máy bay đâm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới, khiến cả 2 tòa tháp đều đổ sụp. Gần 3.000 người chết và 25.000 người bị thương do cuộc tấn công này.

Từ năm 2006, Trung tâm Thương mại Thế giới số Một đã được xây dựng lại và chính thức mở cửa trở lại vào ngày 3 tháng 11 năm 2014. Sự kiện này đánh đấu quan trọng cho sự phục hồi của nước Mỹ sự kiện khủng bố chết chóc nhất lịch sử.

6. Bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020

Đây là cuộc bầu cử thứ 59 trong lịch sử nước Mỹ nhằm chọn ra tổng thống và phó tổng thống. Cuộc bầu cử này cũng được ngầm hiểu như cuộc trưng cầu dân ý cho nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump, nhân vật gây ra rất nhiều tranh cãi kể từ khi lên nắm quyền.

Đêm ngày 3 tháng 11 năm 2020, cuộc bầu cử kết thúc. Phần thắng thuộc về ứng cử viên Joe Biden, đưa ông này trở thành tổng thống đương nhiệm của Mỹ, tạo ra bước ngoặt mới cho chính trị cường quốc hàng đầu thế giới.

Ngày này năm xưa 3/11 của Việt Nam:

1. Chính phủ mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu ra mắt Quốc hội khóa I năm 1946

Sau khi được Quốc hội giao trọng trách đứng đầu Chính phủ mới, ngày 3 tháng 11 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng dàn lãnh đạo Chính phủ đã ra mắt Quốc hội. Trong đó, Hồ Chí Minh đảm nhiệm cả vai trò Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Các thành viên của Chính phủ mới bao gồm:

Chủ tịch nước, kiêm Thủ tướngCụ Hồ Chí Minh
Phó Thủ tướng Chính phủÔng Phạm Văn Đồng
Bộ trưởng Bộ Nội vụÔng Huỳnh Thúc Kháng (đến 21-4-1947 từ trần)
Quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụÔng Phan Kế Toại (từ 11-1947)
Bộ trưởng Bộ Ngoại giaoCụ Hồ Chí Minh (đến 1947)
Ông Hoàng Minh Giám (từ năm 1947 đến tháng 4 – 1954).
Ông Phạm Văn Đồng (từ 4-1954)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòngÔng Võ Nguyên Giáp (đến 1947)
Ông Tạ Quang Bửu (từ 1947 đến 7-1948)
Ông Võ Nguyên Giáp (từ 7-1948)
Bộ trưởng Bộ Kinh tế (từ 5-1951 đổi tên là Bộ Công thương)Ông Ngô Tấn Nhơn
Ông Phan Anh (từ 1947)
Bộ trưởng Bộ Tư phápÔng Vũ Đình Hoè
Bộ trưởng Bộ Tài chínhÔng Lê Văn Hiến
Bộ trưởng Bộ Giáo dụcÔng Nguyễn Văn Huyên
Bộ trưởng Bộ Canh nôngÔng Ngô Tấn Nhơn (đến 3-1954)
Ông Nghiêm Xuân Yêm (từ 3-1954)
Bộ trưởng Bộ Giao thôngÔng Trần Đăng Khoa
Bộ trưởng Bộ Lao độngÔng Nguyễn Văn Tạo
Bộ trưởng Bộ Y tếÔng Hoàng Tích Trí
Bộ trưởng Bộ Cứu tếÔng Chu Bá Phượng
Bộ trưởng không BộÔng Nguyễn Văn Tố (hy sinh năm 1947)
Bộ trưởng không BộÔng Bồ Xuân Luật
Ông Đặng Văn Hướng (từ năm 1947)
Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (thành lập 5-1951)Ông Nguyễn Lương Bằng (từ 5-1951)
Bộ trưởng Bộ Công an (tháng 6-1953 đổi tên Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an)Ông Trần Quốc Hoàn (từ 6-1953)

2. Trận chiến Đăk Tô mở màn năm 1967

Chiến dịch Đăk Tô diễn ra tại quận Đăk Tô, Kon Tum, mở màn vào ngày 3 tháng 11 năm 1967. Đây được coi là một trong những trận chiến khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng là trận chiến tiêu hao nhiều sinh lực địch nhất tính đến thời điểm đó.

Khoảng 4.500 lính Mỹ và Ngụy chết hoặc bị thương, hàng chục máy bay, xe tăng, pháo, súng cối của giặc bị phá hủy. Theo như tuyên bố của Mỹ, có khoảng hơn 1.000 chiến sĩ giải phóng thiệt mạng, tuy nhiên con số này được cho là phóng đại vì Mỹ chỉ thu về được 94 vũ khí cộng đồng và 275 vũ khí cá nhân.

3. Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố sẽ rút quân khỏi Việt Nam năm 1970

25/8/1969, tức là chỉ 8 ngày trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi tổng thống Mỹ Nixon, khẳng định quyết tâm giành độc lập của nhân dân Việt Nam.

Trước những lời lẽ đanh thép trong thư, cùng những chiến thắng liên tiếp của Việt Nam trên chiến trường cũng như trên mặt trận ngoại giao, đến ngày 3 tháng 11 năm 1970, tổng thống Mỹ Nixon đã tuyên bố sẽ rút dần lính Mỹ khỏi Việt Nam.

Việc Mỹ rút quân khiến chính thể ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa trở thành “cái xác không hồn”, nhanh chóng sụp đổ vào năm 1975.

4. Đại diện Việt Nam đầu tiên đăng quang cuộc thi Hoa hậu Trái Đất năm 2018

Ngày này năm xưa 3/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Nguyễn Phương Khánh sinh năm 1995 tại Bến Tre. Ngày 3 tháng 11 năm 2018, cô trở thành Hoa hậu Trái Đất đầu tiên của Việt Nam khi đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu Trái Đất vào năm 2018, tổ chức tại Philippines. Ngoài danh hiệu hoa hậu, Phương Khánh giành 2 huy chương vàng trong phần thi trang phục dạ hội và trang phục truyền thống, 1 huy chương bạc trong phần thi áo tắm.

Trước đó, cũng trong năm 2018, Phương Khánh giành giải Á hậu 2 trong cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam toàn cầu 2018.

Xem thêm ngày này năm xưa 3/11 trong lịch sử tại đây.

RSS
Follow by Email
YouTube
YouTube