Ngày này năm xưa 30/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 30/12 có 5 sự kiện của Việt Nam và 5 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 30/12:

1.      Ngày sinh Rudyard Kipling năm 1865

Joseph Rudyard Kipling sinh ngày 30 tháng 12 năm 1865. Ông là nhà văn, nhà thơ Anh đoạt giải Nobel Văn học năm 1907. Kipling được trao giải Nobel khi mới 42 tuổi, là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải Nobel Văn học. Ông được trao giải Nobel Văn học khi đã có trong tay 20 tập sách (trong đó có 4 tiểu thuyết, hàng trăm bài thơ, nhiều tập ký, bài báo…).

2.      Ngày mất Romain Rolland năm 1944

Ngày này năm xưa 30/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Romain Rolland sinh năm 1866, là nhà văn, nhà viết kịch Pháp đoạt giải Nobel Văn học năm 1915. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Romain Rolland là trường thiên tiểu thuyết Jean Christophe, một tác phẩm mang tính tự truyện, trình bày mọi vấn đề liên quan đến chính trị, văn học và nghệ thuật và cũng là tác phẩm mang lại cho ông giải Nobel.

Romain Rolland là nhà văn chuộng hòa bình, ủng hộ Cách mạng tháng Mười, suốt đời đấu tranh chống bạo lực và chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, ông mất ngày 30 tháng 12 năm 1944, khi chưa kịp chứng kiến phát xít thất bại.

3.      Ngày sinh Randy Schekman năm 1948

Randy Wayne Schekman sinh ngày 30 tháng 12 năm 1948, là một nhà sinh học tế bào làm việc tại Đại học California, Berkeley. Schekman là một trong ba người cùng nhận giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2013, với công trình nghiên cứu cơ chế vận chuyển của các hormone, enzym và các chất khác trong tế bào.

4.      Ngày sinh Tiger Woods năm 1975

Ngày này năm xưa 30/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Tiger Woods sinh ngày 30 tháng 12 năm 1975, là một vận động viên golf chuyên nghiệp người Mỹ. Anh được đánh giá là một trong những vận động viên golf thành công nhất mọi thời đại.

Woods cũng là v ận động viên được trả thu nhập cao nhất thế giới năm 2006 khi anh giành được hơn 100 triệu USD từ những chức vô địch và hợp đồng quảng cáo

5.      Saddam Hussein bị hành hình năm 2006

Saddam đã bị treo cổ vào ngày đầu tiên của dịp lễ truyền thống Hồi giáo Eid ul-Adha, ngày 30 tháng 12 năm 2006, bất chấp mong muốn của ông được thực hiện bằng cách xử bắn.

Trước đó, chính quyền Iraq do Saddam Hussein lãnh đạo bị Mỹ và các nước đồng minh NATO lật đổ. Mỹ kết nội Hussein chống lại nhân loại, sản xuất vũ khí hóa học hủy diệt hàng loạt nhưng những tội danh này về sau được chứng minh là vô căn cứ.

Ngày này năm xưa 30/12 của Việt Nam:

1.      Chiến thắng trận Bồ Cô năm 1408

Ngày này năm xưa 30/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Trận Bô Cô diễn ra vào ngày 30 tháng 12 năm 1408 (tức 14 tháng 12 năm Mậu Tý) tại bến Bô Cô bên sông Đáy, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay. Đây là trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nghĩa quân nhà Hậu Trần.

Tại trận này, quân Minh do Chinh Di tướng quân Mộc Thạnh chỉ huy đã bị quân nhà Hậu Trần do Giản Định đế chỉ huy đánh bại.

2.      Ngày sinh Hoàng Như Tiếp năm 1910

Hoàng Như Tiếp sinh ngày 30 tháng 12 năm 1910,  là một kiến trúc sư người Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực Kiến trúc vào năm 1996, được coi là cây đại thụ của nền kiến trúc Việt Nam. Ông là một trong những người đã sáng lập nên Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, tiền thân của Hội Kiến trúc sư Việt Nam hiện nay.

3.      Ngày sinh Trần Thị Lý năm 1933

Ngày này năm xưa 30/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Trần Thị Lý sinh ngày 30 tháng 12 năm 1933, là nguyên mẫu nhân vật Người con gái Việt Nam của nhà thơ Tố Hữu. Top 10 đã giới thiệu Trần Thị Lý vào Ngày này năm xưa 20/11 là ngày mất của bà.

4.      Ngày mất Nguyễn Xuân Huy năm 2000

Nguyễn Xuân Huy sinh năm 1915, là nhà báo, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời tiền chiến. Tiểu thuyết đầu tay của ông có tên là Chiều, xuất bản năm 1940. Trong kháng chiến, ông vừa sáng tác, vừa viết báo tuyên truyền cách mạng.

Số lượng tác phẩm của Nguyễn Xuân Huy không nhiều, do sau này ông ngừng sáng tác và chuyển sang nghiên cứu đạo Phật. Ông mất ngày 30 tháng 12 năm 2000 tại Hà Nội.

5.      Ngày mất Bùi Danh Lưu năm 2010

Bùi Danh Lưu sinh năm 1935, là một chính khách Việt Nam, từng giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải từ 1986 đến 1996. Ông từng tham gia cách mạng, trong ban vận tải tiền phương phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bùi Danh Lưu qua đời ngày 30 tháng 12 năm 2010 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi. Phần mộ của ông hiện đặt tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 30/12 tại đây.