Ngày này năm xưa 31/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 31/1 có 4 sự kiện của Việt Nam và 6 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 31/1:

1.      Ngày sinh Vanga năm 1911

Baba Vanga sinh ngày 31 tháng 1 năm 1911. Bà là nhà tiên tri vĩ đại nhất thế giới.

Vanga bị mù năm 12 tuổi sau khi bị một cơn bão cuốn bay. Từ đó, bà cho biết có khả năng nhìn thấy và giao tiếp với những “sinh vật vô hình”. Những sinh vật này đã cung cấp cho bà thông tin về tương lai.

Một số sự kiện lớn được Vanga tiên đoán như sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Thảm hoạ Chernobyl, chiến thắng trong cuộc bầu cử của Boris Yeltsin, ngày Stalin chết, sự chìm của con tàu Nga Kursk…

2.      Ngày sinh Justin Timberlake năm 1981

Ngày này năm xưa 31/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Justin Randall Timberlake sinh ngày 31 tháng 1 năm 1981. Anh là ca sĩ kiêm nhạc sĩ nhạc pop/R&B và diễn viên người Mỹ. Justin xuất hiện lần đầu với vai trò một thí sinh trong cuộc thi tìm kiếm tài năng Star Search, sau đó nhanh chóng trở thành ngôi sao tầm cỡ thế giới.

Justin Timberlake đã giành 9 giải Grammy và 4 giải Emmy. Ngoài ra, các album của anh đều thành công về mặt thương mại. Justin được mệnh danh là Hoàng tử nhạc pop thế giới.

3.      Thành lập AFF năm 1984

Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF) được thành lập ngày 31 tháng 1 năm 1984. Đây là tổ chức quản lý hoạt động bóng đá khu vực Đông Nam Á, thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).

AFF thành lập với 6 thành viên ban đầu là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Hiện nay, AFF có 12 thành viên, bao gồm 10 nước ASEAN và 2 thành viên mở rộng là Đông Timor và Úc.

4.      Vụ nổ Torre Ejecutiva Pemex năm 2013

Ngày này năm xưa 31/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Vụ nổ Torre Ejecutiva Pemex xảy ra ngày 31 tháng 1 năm 2013 tại tòa nhà chọc trời Torre Ejecutiva Pemex, trụ sở của Pemex, công ty dầu khí nhà nước Mexico. 35 người thiệt mạng và 121 người bị thương trong vụ nổ này.

Đến nay, nguyên nhân vụ nổ vẫn chưa được xác định. Chính phủ Mexico cho biết không loại trừ khả năng đây là một cuộc tấn công khủng bố.

5.      Sự kiện Brexit năm 2020

Ngày 31 tháng 1 năm 2020, sự kiện Brexit chính thức diễn ra. Đây là sự kiện Vương quốc Anh và Bắc Ireland chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Brexit là kết quả của cuộc trưng cầu dẫn ý diễn ra vào tháng 6 năm 2016, với 51,9% người dân Anh đồng ý việc rời khỏi EU. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong nền chính trị quốc tế và được xem là bước ngặt cho xu thế song phương hóa, khu vực hóa, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ.

6.      Quốc khánh Nauru

Ngày này năm xưa 31/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Cộng hòa Nauru là một đảo quốc tại Micronesia thuộc Nam Thái Bình Dương. Với diện tích 21km2, đây là quốc gia nhỏ thứ 3 trên thế giới, sau tòa thánh Vatican và Công quốc Monaco.

Nauru từng bị đô hộ bởi đế quốc Đức, phát xít Nhật và sau đó nằm dưới quyền cai trị của Pháp. Ngày 31 tháng 1 năm 1968, Nauru giành được độc lập từ Pháp. Kể từ đó, ngày 31 tháng 1 là ngày quốc khánh của Nauru.

Ngày này năm xưa 31/1 của Việt Nam

1.      Phát hành Việt Nam đồng năm 1946

Ngày 31 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 18B về việc ban hành đồng giấy bạc chính thức của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc phát hành do Ủy ban hành chính Trung Bộ tổ chức và điều khiển.

Từ đó, Việt Nam đồng trở thành tiền tệ chính thức của Việt Nam, thay thế cho đồng bạc Đông Dương do Pháp phát hành.

2.      Kết thúc chiến dịch Mậu Thân năm 1968

Ngày này năm xưa 31/1: Top 10 sự kiện nổi bật
Giải phóng quân treo cờ lên kỳ đài ở kinh thành Huế.

Ngày 31 tháng 1 năm 1968, chiến dịch tết Mậu Thân kết thúc. Tại Sài Gòn, quân giải phóng tấn công vào đại sứ quán Mỹ. Tại Huế, quân giải phóng chiếm được kỳ đài ở kinh thành Huế, treo lên lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Trong đợt tiến công ngày 31 tháng 1, nhiều chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống, có thể kể đến như Lê Quốc Tấn, Trương Hoàng Thanh…

3.      Ngày mất Hoàng Châu Ký năm 2008

Giáo sư Hoàng Châu Ký sinh năm 1921, mất ngày 31 tháng 1 năm 2008. Ông là hà hoạt động văn hoá, nhà văn, nhà nghiên cứu sân khấu dân gian Việt Nam. Ông là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Ca kịch dân tộc Việt Nam, nguyên Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Sân khấu, Bộ Văn hóa. Ông có nhiều đóng góp lớn trong việc nghiên cứu, bảo tồn, phát triển và truyền bá nghệ thuật tuồng.

4.      Ngày mất Nguyễn Tôn Nhan năm 2013

Nguyễn Tôn Nhan hay Nguyễn Hữu Thành sinh năm 1948, mất ngày 31 tháng 1 năm 2011. Ông là nhà văn, nhà thơ và nhà biên khảo Việt Nam.

Sự nghiệp của Nguyễn Tôn Nhan chủ yếu xoay quanh nghiên cứu về Nho giáo và Trung Quốc học. Ông là tác giả của hơn 50 tác phẩm nghiên cứu, dịch thuật về Trung Quốc học và Nho giáo như Dịch và chú giải Nho giáo Trung Quốc, Lão Tử Đạo đức kinh, Trang Tử Nam hoa kinh, Xung Hư chân kinh, Từ điển thành ngữ điển tích Trung Quốc, Từ điển Hán-Việt văn ngôn dẫn chứng, Từ điển danh nhân Trung Quốc, Bản lĩnh Hiểu Lam, Bạch phát ma nữ truyện…

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 31/1 tại đây.