Ngày này năm xưa 4/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 4/11 có 5 sự kiện của Việt Nam và 5 sự kiện của thế giới.

MỤC LỤC XEM NHANH

Ngày này năm xưa 4/11 của thế giới:

1. Thủ tướng Nhật Bản Hara Takashi bị ám sát năm 1921

Ngày này năm xưa 4/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Hara Takashi là thủ tướng thứ 10 của Nhật Bản và là người đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí này khi đang là thường dân. Do đó, Hara Takashi còn được gọi là “thủ tướng thường dân”. Ông cũng là thủ tướng Nhật Bản đầu tiên theo Công giáo.

Ngày 4 tháng 11 năm 1921, tại nhà ga Tokyo, Hara Takashi bị một nhân viên đường sắt dùng dao đâm vào ngực, khiến ông tử vong ngay sau đó. Nguyên nhân được cho là nhân viên này bất mãn với các chính sách ông đưa ra, trong bối cảnh đất nước Nhật Bản rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn.

2. Phát hiện ra lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun năm 1922

Tutankhamun là một pharaoh Ai Cập, trị vì khoảng những năm 1332 – 1323 TCN.

Lăng mộ của Tutankhamun được phát hiện vào ngày 4 tháng 11 năm 1922, trong tình trạng gần như còn nguyên vẹn. Đây là sự kiện khơi dậy mối quan tâm của công chúng toàn cầu với Ai Cập cổ đại. Mặt nạ xác ướp của Tutankhamun được đặt tại bảo tàng Cairo, trở thành một trong những biểu tượng phổ biến.

Huân tước Carnavon, người tài trợ cho cuộc khai quật lăng mộ của Tutankhamun đã qua đời chỉ 6 tuần sau khi lăng mộ được mở ra. Từ đó, mọi người bắt đầu đồn đại về lời nguyên xác ướp Ai Cập, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm giải trí sau này.

3. Ngày sinh của Cao Côn năm 1933

Ngày này năm xưa 4/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Cao Côn (Charles Kuen Kao) sinh ngày 4 tháng 11 năm 1933, là một nhà khoa học gốc Trung Quốc, mang 2 quốc tịch Anh và Mỹ. Ông được trao giải Nobel Vật lý năm 2009 nhờ những phát hiện quan trọng giúp chế tạo ra cáp quang.

Ngoài giải Nobel Vật lý, Cao Côn còn nhận được nhiều giải thưởng khoa học quý giá như Huân chương Faraday, Huân chương Bell, Giải thưởng Liebmann, Giải thưởng Drapper…

4. Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin bị ám sát năm 1995

Yitzhak Rabin là thủ tướng Israel, giành giải Nobel Hòa bình năm 1994 cùng với Shimon Peres và Arafat. Ông là người thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Oslo, tạo lập ra chính quyền Palestine, trao quyền kiểm soát một phần khu vực dải Gaza và bờ Tây cho chính quyền này.

Hiệp định Oslo giúp Yitzhak Rabin nhận giải thường Nobel Hòa bình năm 1994, tuy nhiên cũng là nguyên nhân khiến ông bị một số người coi là kẻ phản quốc khi trao đi một phần đất nước. Đến ngày 4 tháng 11 năm 1995, Rabin bị một người phản đối ám sát, sau đó chết khi đang cấp cứu.

5. Barack Obama thắng cử tổng thống Mỹ năm 2008

Barack Obama là tổng thống người gốc Phi đầu tiên của nước Mỹ, sau khi ông giành thắng lợi trước đối thủ John McCain ngày 4 tháng 11 năm 2008.

Tháng 11 năm 2012, Obama tiếp tục đánh bại đối thủ Mitt Romney và đảm đương chức tổng thống trong nhiệm kỳ thứ 2.

Obama không được đánh giá là một tổng thống xuất sắc, tuy nhiên là tổng thống truyền cảm hứng nhất trong lịch sử chính trị nước Mỹ. Obama nhận giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữ các dân tộc năm 2009.

Ngày 4/11 trong lịch sử Việt Nam:

1. Ngày sinh giáo sư Hoàng Minh Giám năm 1904

Giáo sư Hoàng Minh Giám sinh ngày 4 tháng 11 năm 1904, là nhà ngoại giao của Việt Nam, từng trực tiếp trợ giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đàm phán với Pháp, dẫn đến ký kết Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946.

Hoàng Minh Giám cũng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khóa VI, Hiệu trưởng Trường Đại học Nhân dân.

2. Ngày sinh nhà thơ Thanh Hải năm 1930

Nhà thơ Thanh Hải, tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, là cây bút cách mạng nổi tiếng của Việt Nam. Chủ đề của ông là những cuộc đấu tranh ngoan cường, bền bỉ của nhân dân miền Nam và Thừa Thiên chống lại quân xâm lược.

Thanh Hải để lại nhiều tác phẩm như Những đồng chí trung kiên; Dấu võng trường sơn… Trong đó, tác phẩm nổi tiếng nhất là Mùa xuân nho nhỏ được viết năm 1980, 1 tháng trước khi ông qua đời, khi đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.

3. Việt Nam trở thành thành viên của Interpol năm 1991

Ngày này năm xưa 4/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 4 tháng 11 năm 1991, tại cuộc họp ở Uruguay, Đại hội đồng Interpol đã chính thức thông qua đơn xin gia nhập của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) của Việt Nam. Kể từ đó, lực lượng cảnh sát Việt Nam trở thành thành viên thứ 156 của tổ chức này.

Gia nhập Interpol là bước tiến quan trọng trong việc duy trì, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng với sự phát triển của những tổ chức tội phạm xuyên biên giới.

Hiện nay, Văn phòng Interpol Việt Nam đã hợp nhất với Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ Công an, trở thành Cục Đối ngoại trực thuộc Bộ Công an.

4. Khởi công nhà máy thủy điện Ialy năm 1993

Nhà máy thủy điện Ialy chính thức khởi công vào ngày 4 tháng 11 năm 1993, trên dòng sông Krông B’Lah, ở ranh giới giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai.

Thủy điện Ialy là công trình thủy điện lớn nhất Tây Nguyên và lớn thứ nhì Việt Nam, có công suất lắp máy 720 MW, điện lượng bình quân mỗi năm là 3.650 triệu KWh.

5. Ký kết Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông năm 2002

Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông là văn kiện được Trung Quốc và các quốc gia ASEAN ký kết ngày 4 tháng 11 năm 2002. Đây là nỗ lực quan trọng của các bên nhằm ổn định tình trình Biển Đông trước sự tranh chấp về chủ quyền.

Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông tái khẳng định các cam kết quốc tế trước đó như Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982…, hướng các bên gải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Đây là công cụ quan trọng giúp Việt Nam đấu tranh giành lại chủ quyền chính đáng đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xem thêm các sự kiện ngày này năm xưa 4/11 tại đây.

RSS
Follow by Email
YouTube
YouTube