Ngày này năm xưa 7/12 có 3 sự kiện của Việt Nam và 7 sự kiện của thế giới.
Thế giới ngày 7/12 trong lịch sử:
1. Ngày mất của Ferdinand de Lesseps năm 1894
Ferdinand Marie de Lesseps là một tử tước, nhà ngoại giao người Pháp. Ông nổi tiếng là tổng công trình sư và nhà thầu khoán xây dựng kênh đào Suez. Sau đó, ông cũng khởi xướng xây kênh đào Panama nhưng không thành công.
Ferdinand Marie de Lesseps sinh ra trong một gia đình quý tộc, chính khách. Ông lớn lên và đi theo nghiệp ngoại giao như truyền thống gia đình. Năm 1854, Sa’id Pasha bạn ông trở thành Phó vương mới của Ai Cập. Sa’id Pasha mời Ferdinand de Lesseps sang Ai Cập. Đến ngày 30 tháng 11 năm đó, Sa’id Pasha ký kết với Ferdinand de Lesseps, cho phép xây dựng kênh đào Suez.
Tuy nhiên đến năm 1893, Lesseps ngừng việc xây dựng do không đủ sức khỏe. Ông mất ngày 7 tháng 12 năm 1894.
2. Ngày sinh của Sơn Ngọc Thành năm 1908
Sơn Ngọc Thành sinh ngày 7 tháng 12 năm 1908 tại Trà Vinh, Việt Nam, trong gia đình dân tộc Khmer và Khmer gốc Hoa. Ông là là chính trị gia Campuchia, từng giữ chức Bộ trưởng và Thủ tướng nước này.
Sơn Ngọc Thành học trung học ở Sài Gòn, sang Pháp học luật. Sau đó ông về Campuchia hành nghề luật sư. Năm 1936, Sơn Ngọc Thành cùng 2 người bạn xuất bản một tờ báo, dưới danh nghĩa truyền bá Phật giáo nhưng thực chất kêu gọi đấu tranh độc lập dân tộc. Về sau, ông dựa vào phát xít Nhật để đánh đuổi Pháp.
Sơn Ngọc Thành đối đầu với chính quyền của vua Sihanouk, liên minh với các nhóm phiến quân để chống lại chính quyền này. Sau này, Sơn Ngọc Thành lãnh đạo lực lượng vũ trang Khmer tự do, lực lượng do chính quyền Diệm chống lưng.
Đến năm 1972, Sơn Ngọc Thành thất thế ở trong nước, phải sang Việt Nam lưu vong. Ông này bị bắt đi cải tạo ở nhà tù Chí Hòa sau giải phóng, rồi mất vì bạo bệnh năm 1977.
3. Mỹ tuyên chiến với Đế quốc Áo – Hung trong Thế chiến I năm 1917
Khi Thế chiến 1 nổ ra, Mỹ duy trì quan điểm không can thiệp, đứng ở trung lập và thu lợi từ việc bán vũ khí. Tuy nhiên, do phần lớn dân cư là người gốc Anh, nước Mỹ dành sự ưu ái và ngầm ủng hộ nước Anh.
Đến năm 1917, sau khi tích lũy lượng lợi nhuận khổng lồ, Mỹ bắt đầu can thiệp vào Thế chiến, với mục đích không để cho phe Trung tâm giành thắng lợi. Mỹ tuyên chiến với Đức vào ngày 6 tháng 4 năm 1917 và tuyên chiến với Đế quốc Áo – Hung ngày 7 tháng 12 năm 1917.
4. Nhật tấn công Trân Châu Cảng năm 1941
Trận tấn công Trân Châu Cảng là một cuộc tấn công bất ngờ được Không lực Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Mỹ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Sự kiện này dẫn đến việc Mỹ sau đó quyết định tham gia Thế chiến 2.
Thực tế, Nhật Bản tấn công Mỹ là để ngăn ngừa việc Mỹ can thiệp vào kế hoạch xâm chiếm Đông Nam Á.
Sự tham chiến của Mỹ khiến nước Nhật phải trả cái giá nặng nề, chính là 2 quả bom nguyên tử ném xuống 2 thành phố đông dân cư, gây ra thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử nước này.
5. Ngày mất của Wolfgang Paul năm 1993
Wolfgang Paul sinh năm 1913, là nhà vật lý Đức, người đồng phát triển bẫy ion. Công trình này giúp ông cùng người đồng sự nhận được giải Nobel Vật lý năm 1989.Bẫy ion được ứng dụng để xây dựng máy tính lượng tử.
Ông từng làm giảng viên ở những trường đại học nổi tiếng như Đại học Gottingen và Đại học Bonn. Bên cạnh đó, Wolfgang còn từng giữ chức giám đốc Phòng Vật lý hạt nhân tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu. Ông mất ngày 7 tháng 12 năm 1993.
6. Ngày mất của Martin Rodbell năm 1998
Martin Rodbell là nhà hóa học và nội tiết học người Mỹ, từng đoạt giải Nobel Y sinh vì đã có công phát hiện ra protein G. Ông sinh ngày 1 tháng 12 năm 1925 và mất ngày 7 tháng 12 năm 1998. Top 10 đã giới thiệu nhân vật Martin Rodbell tại Ngày này năm xưa 1/12.
7. Ngày Hàng không dân dụng quốc tế
Ngày Hàng không Dân dụng Quốc tế được tổ chức vào ngày 7 tháng 12 hàng năm, được Đại hội đồng Liên hợp quốc ấn định kể từ năm 1996. Trước đó, Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế đã tổ chức ngày này từ năm 1994, kỷ niệm 50 năm ngày ký Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế.
Ngày lễ này có ý nghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành hàng không dân dụng, nâng cao nhận thức về ngành này, hướng tới xây dựng các chuyến bay quốc tế như một nhân tố đóng góp cho hòa bình thế giới.
Ngày này năm xưa 7/12 của Việt Nam:
1. Ngày sinh của vua Trần Nhân Tông năm 1258
Trần Nhân Tông có tên khai sinh là Trần Khâm, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258. Ông là vị hoàng đế thứ ba của nhà Trần nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 8 tháng 11 năm 1278 đến ngày 16 tháng 4 năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời.
Trần Nhân Tông được sử Việt đánh giá là một vị Hoàng đế anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng lãnh thổ đất nước. Ngoài ra, ông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
2. Ngày mất của Nguyễn Công Trứ năm 1858
Nguyễn Công Trứ ự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ Đại Nam thời nhà Nguyễn. Ông làm quan qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân ở trung châu miền Bắc Việt Nam, và lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình và trong Chiến tranh Việt – Xiêm.
Nguyễn Công Trứ có cuộc đời đầy thăng trầm. Ông từng thăng quan tiến chức, giữ chức thượng thư, đô đốc, sau đó bị giáng chức, rồi bị kết án, bị giáng làm lính thú. Người đương thời nhận xét ông là người hào sảng, ngông nghênh, có phong độ, khí khái. Nguyễn Công Trứ mất ngày 7 tháng 12 năm 1858.
3. Ngày sinh của Nguyễn Duy năm 1948
Nguyễn Duy (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948), là một nhà thơ hiện đại Việt Nam. Ông từng nhập ngũ, tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1966.
Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ. Năm 1997 ông tuyên bố “gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ lên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó.
Bài thơ nổi tiếng nhất của Nguyễn Duy là bài Ánh Trăng, được ông sáng tác năm 1984 và được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn.
Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 7/12 tại đây.