Ngày này năm xưa 8/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 8/12 có 4 sự kiện của Việt Nam và 6 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 8/12 năm xưa:

1.      Ngày mất của George Boole năm 1864

George Boole sinh năm 1815, là một nhà toán học và triết gia nổi tiếng người Anh. Sinh ra trong gia đình nghèo, Boole kiếm sống và phụ giúp gia đình bằng nghề dạy học. Trong quá trình dạy học, ông đã tự tích lũy cho mình kiến thức toán học, làm nền tảng cho những công trình nghiên cứu sau này.

Những công trình nổi tiếng của ông có thể kể đến như Giải tích toán học của logic; Các định luật của tư duy, là tiền đề quan trọng cho khoa học máy tính sau này. Nhờ vào những công trình nghiên cứu trên, ông được nhận vào làm Giáo sư toán ở Trường Nữ hoàng tại Ireland, cho đến khi qua đời ngày 8 tháng 12 năm 1864.

Nữ văn hào Ethel Boole, tác giả tiểu thuyết Ruồi Trâu chính là con gái ruột của George Boole.

2.      Ngày sinh của Jean Sibelius năm 1865

Ngày này năm xưa 8/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Jean Sibelius sinh ngày 8 tháng 12 năm 1865 tại Phần Lan. Ông là nhà soạn nhạc nổi tiếng hàng đầu giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Âm nhạc của ông đã góp một phần quan trọng trong việc xác định Phần Lan trên bản đồ âm nhạc thế giới.

Ngày sinh của ông, sau này được chọn làm Ngày lễ Âm nhạc Phần Lan.

3.      Ngày sinh của Tôn Lập Nhân năm 1900

Tôn Lập Nhân sinh ngày 8 tháng 12 năm 1900. Ông là một tướng lĩnh nổi danh của Trung Hoa Dân quốc, có biệt danh là Rommel phương Đông. Quân đoàn 1 của ông được mệnh danh là Thiên hạ đệ nhất quân đoàn, nhờ chiến công tiêu diệt được nhiều lính Nhật nhất.

Về sau, khi chính phủ Quốc Dân Đảng rút về Đài Loan, Tôn Lập Nhân giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh huấn luyện và Tư lệnh phòng thủ Đài Loan. Tuy nhiên, có tin đồn Mỹ sẵn sàng giúp Tôn Lập Nhân đảo chính lật đổ Tưởng Giới Thạch, Tôn Lập Nhân bị tước hết binh quyền năm 1954. Về sau ông bị giam lỏng đến khi qua đời.

Phải đến năm 2001, một cuộc điều tra của Đài Loan đã giúp khôi phục thanh danh của ông.

4.      Ngày sinh của Thomas Cech năm 1947

Ngày này năm xưa 8/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Thomas Robert Cech sinh ngày 8 tháng 12 năm 1947. Ông là nhà hóa học người Mỹ, đạt giải Nobel Hóa học năm 1989.

Thomas Cech tốt nghiệp tiến sĩ hóa học tại Đại học California ở Berkeley và nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Học viện công nghệ Massachusetts (MIT). Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là quá trình phiên mã của nhân tế bào. Ông là người đầu tiên chỉ ra rằng các phân tử RNA không giới hạn để thành các phân tử mang thông tin di truyền cách thụ động.

5.      John Lennon bị ám sát năm 1980

John Lennon là nam ca sĩ, nhạc sĩ và nhà hoạt động hòa bình người Anh. Ông là thành viên sáng lập ra ban nhạc nổi tiếng The Beatles (ban đầu là The Quarrymen). Các bài hát của Lennon được phong trào phản chiến và văn hóa phản kháng sử dụng rộng rãi.

Tối muộn ngày 8 tháng 12 năm 1980, John Lennon trở về nhà thì bị một fan hâm mộ giết chết bằng súng. Đáng chú ý, ngay chiều hôm đó, Lennon cón ký tặng hung thủ giết mình. Nguyên nhân vụ ám sát được tên sát thủ tiết lộ là do quá hâm mộ Lennon và không muốn ai khác ngoài mình thần tượng Lennon. Đến nay, tên sát thủ vẫn đang thụ án tù chung thân sau 11 lần bị từ chối ân xá.

6.      Ký hiệp ước Belovezh về việc giải thể Liên Xô năm 1991

Hiệp định Belovezha  được ký ngày 8 tháng 12 năm 1991 bởi Tổng thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin, Tổng thống Ukraina Leonid Makarovich Kravchuk và Chủ tịch Quốc hội Belarus Stanislav Shushkevich về việc giải thể Liên Xô và thành lập SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập).

Cơ sở pháp lý của thỏa thuận này là “Hiệp ước về việc thành lập Liên Xô” được ký năm 1922 và “Đồng minh dựa trên ý chí tự do cộng hòa” tại Điều 72 của Hiến pháp Xô viết năm 1977. Về nguyên tắc, có quyền tự do rút khỏi Liên Xô.

Ngày này năm xưa 8/12 của Việt Nam:

1.      Ngày sinh của Phạm Cự Lượng năm 944

Phạm Cự Lượng sinh ngày 8 tháng 12 năm 944 (tức ngày 20 tháng 11 năm Giáp Dần). Ông là danh tướng thời nhà Đinh và nhà Tiền Lê.

Phạm Cự Lượng tham gia cuộc dấy binh dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh, được phong chức Phòng ngự sứ Tiên phong Tướng quân, giữ cửa biển Đại Ác, sau đó là Tâm phúc Tướng quân, quản việc thị vệ, cận thần của vua Đinh Tiên Hoàng.

Phạm Cự Lượng cũng giúp công đưa Lê Hoàn lên ngôi, dù anh trai ông là Phạm Hạp chống lại Lê Hoàn và bị xử tử. Ông tiếp tục phò tá nhà Tiền Lê chống lại giặc phương Bắc xâm lược.

Phạm Cự Lượng được sử sách Trung Hoa liệt vào danh sách “Giao Châu thất hùng”, tức 7 anh hùng người Giao Châu gồm: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp và Phạm Cự Lượng.

2.      24 công nhân Cuba đầu tiên đến Việt Nam năm 1973

Khách sạn Thắng Lợi

Ngày 8 tháng 12 năm 1973, đoàn gồm 24 công nhân xây dựng Cuba đã đến Việt Nam. Đây là đoàn thuộc Đội xây dựng quốc tế xã hội chủ nghĩa Cuba, dưới sự điều động của Đảng Cộng sản Cuba, sang Việt Nam hỗ trợ xây dựng nhiều công trình quan trọng. Những công trình như Khách sạn Thắng Lợi, Xí nghiệp gà Lương Mỹ, Quốc lộ 21… đã là minh chứng cho tình cảm gắn bó bền chặt giữa 2 nước.

3.      Ngày mất của Phạm Đức Dương năm 2013

Ngày này năm xưa 8/12: Top 10 sự kiện nổi bật

GS.TS Phạm Đức Dương sinh năm 1930, là chuyên gia về ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học. Ông từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Lào, sau đó nhập học khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được cử sang Liên Xô học tiến sĩ.

Ông đã cho ra đời nhiều cuốn từ điển ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ các nước Đông Nam Á, các cuốn sách viết về ngôn ngữ và văn hóa Đông Nam Á. Ông được nhân dân cả nước yêu mến với trái tim hồn hậu, với thư viện gia đình luôn mở rộng cửa chào đón độc giả yêu kiến thức, chào đón những bạn sinh viên nghèo không có tiền mua sách. Ông mất ngày 8 tháng 12 năm 2013, thọ 83 tuổi.

4.      Ngày mất của Giàng Seo Phử năm 2017

Ngày này năm xưa 8/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Giàng Seo Phử sinh năm 1930, là một nhà chính trị người dân tộc H’Mông. Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa IX, X và XI.

Phát ngôn nổi tiếng nhất của ông là nói về nghề bán vé số ở đồng bằng sông Cửu Long. Ông cho rằng nghề bán vé số đem lại thu nhập khá cao cho người dân, lại đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, do đó cần nghiên cứu để phát triển.

Giàng Seo Phử mất ngày 8 tháng 12 năm 2017.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 8/12 tại đây.