Top 10 tỉnh có dân số di cư nhiều nhất và làn sóng về quê lánh COVID-19

TP. HCM, Bình Dương và Đồng Nai là các tỉnh đón dân số di cư nhiều nhất trong khi Thanh Hóa, Nghệ An và Sóc Trăng tiễn dân số di cư đông nhất. Làn sóng hồi hương lánh dịch COVID-19 diễn ra chủ yếu giữa các địa phương này.

Top 10 tỉnh có dân số di cư nhiều nhất

Theo kết quả Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019, cả nước có 6,4 triệu người từ 5 tuổi trở lên là người di cư, chiếm 7,3% tổng dân số. Phần lớn người di cư thuộc nhóm tuổi trẻ từ 20-39 tuổi (chiếm 61,8% tổng số người di cư).

Tây Nguyên chuyển từ vùng nhập cư trở thành vùng xuất cư (với tỷ suất di cư thuần là -12‰). Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng nhập cư lớn nhất cả nước. Đặc biệt, Đông Nam Bộ, vùng kinh tế phát triển với các khu công nghiệp lớn, tiếp tục là điểm đến thu hút nhất đối với người di cư với 1,3 triệu người nhập cư.

Tỉnh Bình Dương có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất (200,4‰) trong số 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ suất di cư thuần dương; tỉnh Sóc Trăng có tỷ suất di cư thuần âm cao nhất (-75,0‰).

Top 10 tỉnh, thành phố có dân số nhập cư nhiều nhất

Bảng 1. Top 10 tỉnh có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất

TTTỉnh, thành phốDân sốTỷ suất di cư
thuần (‰)
Dân số di cư
thuần
1Bình Dương2.426.561200486.283
2Bắc Ninh1.368.84085116.762
3TP. Hồ Chí Minh8.993.08276682.575
4Đà Nẵng1.134.3106877.587
5Đồng Nai3.097.10744134.724
6Hà Nội8.053.66331252.885
7Long An1.688.5471829.550
8Thái Nguyên1.286.7511012.868
9Bà Rịa – Vũng Tàu1.148.313910.564
10Cần Thơ1.235.171911.117

Bảng 2. Top 10 tỉnh có dân số di cư thuần dương cao nhất

TTTỉnh, thành phốDân sốTỷ suất di cư
thuần (‰)
Dân số di cư
thuần
1TP. Hồ Chí Minh8.993.08276682.575
2Bình Dương2.426.561200486.283
3Hà Nội8.053.66331252.885
4Đồng Nai3.097.10744134.724
5Bắc Ninh1.368.84085116.762
6Đà Nẵng1.134.3106877.587
7Long An1.688.5471829.550
8Thái Nguyên1.286.7511012.868
9Cần Thơ1.235.171911.117
10Bà Rịa – Vũng Tàu1.148.313910.564

Hai bảng trên cho thấy, Bình Dương là tỉnh có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất và vượt trội với 200 (20%). Tỷ suất cao nhất này giúp Bình Dương là tỉnh có dân số di cư thuần dương nhiều thứ hai mặc dù dân số chỉ đứng thứ 6 cả nước. Cụ thể, số người nhập cư ròng vào Bình Dương là 486.283 người so với con số 682.575 người của TP. HCM – đơn vị có dân số nhập cư thuần nhiều nhất, dân số đông nhất. TP. HCM có tỷ suất di cư thuần dương cao thứ ba với 7,6%.

Ngoài TP. HCM và Bình Dương, khu cực Đông Nam Bộ còn có Đồng Nai thu hút dân số nhập cư mạnh với tỷ suất dân số di cư thuần 4,4%, tương ứng dân số di cư thuần 134.724. Tổng cộng có hơn 1,3 triệu người đã di cư ròng đến ba tỉnh, thành phố này, chiếm 71,67% tổng số dân di cư thuần dương của cả nước.

Đứng thứ hai về khu vực thu hút dân số nhập cư là Đồng Bằng Sông Hồng với Hà Nội và Bắc Ninh là những trung tâm. Trong đó, Bắc Ninh có tỷ suất di cư thuần dương cao thứ hai với 8,5% và dân số nhâp cư ròng cao thứ năm với 116.762 người. Hà Nội với dân số trên 8 triệu người (cao thứ hai cả nước) có dân số nhập cư ròng 252.885 người, cao thứ ba cả nước.

Top 10 tỉnh, thành phố có dân số xuất cư nhiều nhất

Bảng 3. Top 10 tỉnh có tỷ suất di cư thuần âm cao nhất

TTTỉnh, thành phốDân sốTỷ suất di cư
thuần (‰)
Dân số di cư
thuần
1Sóc Trăng1.199.653-75-89.974
2An Giang1.908.352-72-137.592
3Cà Mau1.194.476-63-74.894
4Hậu Giang733.017-61-44.861
5Đồng Tháp1.599.504-56-89.732
6Bạc Liêu907.236-52-47.358
7Trà Vinh1.009.16844-44.807
8Kiên Giang1.723.06743-73.575
9Quảng Ngãi1.231.697-42-51.115
10Bắc Kạn313.90540-12.588

Bảng 4. Top 10 tỉnh có dân số di cư thuần âm cao nhất

TTTỉnh, thành phốDân sốTỷ suất di cư
thuần (‰)
Dân số di cư
thuần
1An Giang1.908.352-72-137.592
2Thanh Hoá3.640.128-37-136.141
3Nghệ An3.327.791-30-100.499
4Sóc Trăng1.199.653-75-89.974
5Đồng Tháp1.599.504-56-89.732
6Cà Mau1.194.476-63-74.894
7Kiên Giang1.723.067-4373.575
8Nam Định1.780.393-38-68.011
9Bình Định1.486.918-35-51.745
10Quảng Ngãi1.231.697-42-51.115

Hai bảng trên cho thấy, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có dân số xuất cư nhiều nhất với 8/10 địa phương có tỷ suất di cư thuần âm thuộc khu vực này. Về dân số di cư thuần âm, ngoại trừ hai tỉnh có dân số đông thứ ba và thứ tư là Thanh Hóa và Nghệ An thì các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đứng hàng đầu.

Trong đó, Sóc Trăng là tỉnh có tỷ suất di cư thuần âm cao nhất với 7,5% còn An Giang là tỉnh có dân số di cư thuần âm cao nhất với -137.592 người.

Tám tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long trong Top 10 tỉnh có tỷ suất di cư thuần âm cao nhất có tổng dân số di cư thuần 603 nghìn người, chiếm 1/3 dân số di cư thuần âm của cả nước.

Cuộc hồi hương lịch sử để lánh nạn COVID-19

Làn sóng hồi hương để tạm thời lánh khỏi các ổ dịch COVID-19 đang trở thành một trong những làn sóng hồi hương nói chung và di cư lớn nhất trong lịch sử Việt Nam xét về tốc độ (quy mô trên thời gian).

Những ổ dịch COVID-19 tại Việt Nam hiện đang tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, đặc biệt là TP. HCM, Bình Dương và Đồng Nai – ba tỉnh có 1,3 triệu người nhập cư từ các địa phương khác. Điều đó nói lên phần nào quy mô của làn sóng hồi hương lánh COVID-19 lần này.

Đích đến chủ yếu của làn sóng hồi hương này dĩ nhiên là các tỉnh có dân số di cư thuần âm lớn nhất như trong các bảng Top 10 ở trên, trong đó phải kể đến Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Do Thanh Hóa và Nghệ An cách xa TP. HCM hàng nghìn km nên hành trình hồi hương vất vả và phức tạp hơn khiến lưu lượng của nhánh này chậm hơn.

Top 10 tỉnh có dân số di cư nhiều nhất và làn sóng hồi hương lánh COVID-19
Nhóm người Nghệ An dừng chân tại Đà Nẵng sau gần hai ngày chạy xe máy ròng rã từ Bình Dương về quê. Ảnh: B.D – Tuoitre.vn

Phần lớn lưu lượng hồi hương trong những ngày gần đây tập trung ở tuyến Đông Nam Bộ -> Đồng bằng sông Cưu Long với đa dạng phương tiện từ ô tô đến xe máy; nhiều nhất là xe máy do tính linh hoạt và đảm bảo được yếu tố cách ly trong quá trình di chuyển mặc dù vất vả hơn.

Ban đầu, làn sóng di cư này hình thành tự phát nên nguy cơ phát tán vi-rút COVID-19 sang các địa phương khác là rất cao và thực tế đã xảy ra. Điều này đã thúc đẩy chính quyền các địa phương, các tổ chức xã hội, đội ngũ tình nguyện viên vào cuộc để tổ chức và hỗ trợ các chuyến hồi hương một cách khoa học, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người di cư và cho cộng đồng.

Tuy nhiên, tối ngày 31/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1063/CĐ-TTg về phòng chống dịch COVID-19, yêu cầu tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép).

Trong Công điện, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ lời giải căn cơ cho bài toán này, đó là thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”. Và trước hết, Chính phủ đã chỉ đạo việc giảm tiền điện, nước, viễn thông với số tiền hàng nghìn tỷ đồng.

Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê