Ngày này năm xưa 28/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 28/11 có 5 sự kiện của Việt Nam và 5 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 28/11 năm xưa:

1. Ngày sinh của Friedrich Engels năm 1820

Ngày này năm xưa 28/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Friedrich Engels sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820. Ông là nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà cách mạng, nhà lý luận chính trị, nhà triết học người Đức. Ông được biết đến là người đã cùng Karl Marx sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản.

Engels sinh ra trong một gia đình tư sản lớn. Tuy nhiên, ông lại bộc lộ ra sự chán ghét đối với chủ nghĩa tư bản. Từ việc nghiên cứu đời sống kinh tế và chính trị nước Anh khi sống tại Manchester từ năm 1842, Engels đã phát hiện ra rằng, giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp đau khổ trong xã hội tư bản, mà còn là giai cấp có sứ mệnh đấu tranh cho sự giải phóng cuối cùng của mình, đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.

2. Quốc khánh nước Albania kể từ năm 1912

Cộng hoà Albania là một quốc gia tại Đông Nam Âu. Ngày 28 tháng 11 năm 1912, Albania đã tuyên bố độc lập khỏi đế quốc Ottoman. Tuy nhiên, dưới sự ảnh hưởng của Ottoman, 60% dân số Albania đã cải đạo sang Hồi giáo

Là một quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn nhưng trong Thế chiến II, nhân dân Albania đã hết lòng bao bọc, cứu giúp người Do Thái tránh khỏi sự truy lùng của Phát xít Đức. Đây là lý do Albania là quốc gia duy nhất có số lượng người Do Thái tăng lên dù bị Đức chiếm đóng trong Thế chiến II.

3. Lần đầu tiên con người bay qua Nam Cực năm 1929

Ngày này năm xưa 28/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 28 tháng 11 năm 1929, nhóm người bao gồm sĩ quan Richard E. Byrd cùng cơ trưởng Bernt Balchen, phi công Harold Irving June và nhiếp ảnh gia Ashley Chadbourne McKinley đã  trở thành những người đầu tiên bay qua Nam Cực.

Nam Cực là nơi có điểm có vĩ độ bằng -90 độ trên Trái Đất. Nó là điểm cực nam trên bề mặt Trái Đất và nằm ở phía đối diện với Bắc Cực. Không có điểm nào trên Trái Đất nằm ở phía Nam của Nam Cực và không có quốc gia thuộc Nam Cực.

4. Ngày mất của Enrico Fermi năm 1954

Enrico Fermi sinh năm 1901, là nhà vật lý lý thuyết và thực nghiệm người Ý. Ông được biết đến là người góp công lớn trong việc nghiên cứu và xây dựng lò Chicago Pile-1, lò phản ứng hạt nhân do con người xây dựng đầu tiên trên thế giới. Cùng với Robert Oppenheimer, ông cũng được coi là một trong những “cha đẻ của bom nguyên tử”.

Fermi nhận giải  Giải Nobel Vật lý năm 1938 cho lý thuyết phóng xạ cảm ứng và phát hiện ra các nguyên tố siêu urani. Ông mất ngày 28 tháng 11 năm 1954.

5. Đông Timor tuyên bố độc lập năm 1975

Đông Timor  là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Bị đô hộ bởi thực dân Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI, Đông Timor được biết đến như Timor thuộc Bồ Đào Nha trong nhiều thế kỷ. Ngày 28 tháng 11 năm 1975, Đông Timor tuyên bố độc lập khỏi Bồ Đào Nha, tuy nhiên lại bị Indonesia chiếm đóng.

Đến năm 1999, sau một cuộc bỏ phiếu dưới sự hỗ trợ của Liên hơp quốc, Đông Timor mới thực sự được độc lập. Đây là quốc gia Đông Nam Á duy nhất chưa gia nhập ASEAN.

Việt Nam ngày này năm xưa 28/11:

1. Vua Lê Thánh Tông hạ lệnh xuất quân đánh Chiêm Thành năm 1470

Ngày này năm xưa 28/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 28 tháng 11 năm 1970, vua Lê Thánh Tông hạ chiến ban ban 24 điều quân lệnh cho các doanh các vệ, ra lệnh cho Thái sư Đinh Liệt và Thái bảo Lê Niệm làm Chinh Lỗ tướng quân, thống lĩnh quân thủy trong các vệ thuộc ba phủ Đông, Nam và Bắc 10 vạn quân xuất phát tiến đánh Chiêm Thành (Cham Pa).

Nguyên nhân là do Chiêm Thành rơi vào tay Trà Toàn, một tên vua hung hãn, bạo ngược. Trà Toàn bỏ cống nhà Lê, lại thường xuyên xâm lấn biên giới phía Nam, mưu đồ cấu kết với nhà Minh hình thành thế “gọng kìm” xâm chiếm Đại Việt.

2. Nguyễn Ánh ký hiệp ước Tương trợ tấn công và phòng thủ với Pháp năm 1787

Hiệp ước Versailles, hay còn gọi là hiệp ước Tương trợ tấn công và phòng thủ được ký ngày 28 tháng 11 năm 1787 giữa đại diện của vua nước Pháp Louis XVI và Bá Đa Lộc, thay mặt cho Nguyễn Ánh.

Hiệp ước này đề cập đến việc Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp để Pháp đưa quân đội, vũ khí sang giúp đánh nhà Tây Sơn. Chính vì hiệp ước này, Nguyễn Ánh bị dân gian và giới sử học gọi là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”.

3. Ngày mất Nam Cao năm 1917

Nam Cao có tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1917. Ông được biết đến là nhà văn hiện thực lớn thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám và là nhà báo kháng chiến thời kỳ sau Cách mạng.

Tháng 4 năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này. Sau Cách mạng Tháng Tám, Nam Cao được giao chức chủ tịch xã Lý Nhân.

Ngày  28 tháng 11 năm 1951, trên đường đi công tác, Nam Cao bị quân Pháp phục kích và bắn chết. Trong những năm cuộc đời ngắn ngủi, Nam Cao luôn cống hiến hết mình cho cách mạng và văn chương. Một số tác phẩm nối tiếng của Nam Cao là  tiểu thuyết Sống Mòn, truyện ngắn Chí Phèo, truyện ngắn Đôi Mắt….

4. Ngày mất của nhạc sĩ Y Vân năm 1992

Ngày này năm xưa 28/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933, là một nhạc sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam từ cuối thập niên 1950 đến 1990. Bút hiệu Y Vân của ông có ý nghĩa là “Yêu Vân”, tức yêu tiểu thư tên Tường Vân, người yêu đầu tiên của ông. Ông chọn tên này từ khi chuyện tình tan vỡ. Một số ca khúc của ông đã được viết lên để nói lên tâm sự này: Đò nghèo, Ảo ảnh, Nhạt nắng….

Tác phẩm được nhiều người biết đến nhất của Y Vân là 60 Năm Cuộc Đời. Ong qua đời vào ngày 28 tháng 11 năm 1992, đúng 60 tuổi như bài hát.

5. Ngày Lâm nghiệp Việt Nam

Ngày 28 tháng 11 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào trồng cây. Đến năm 1995, kỷ niệm sự kiện này, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 28 tháng 11 hàng năm là Ngày Lâm nghiệp Việt Nam.

Ngày Lâm nghiệp Việt Nam nhằm mục đích tuyên truyền ý thức trồng cây xanh, bảo vệ môi trường; biểu dương ngành lâm nghiệp, phát động phong trào thi đua trồng rừng, khai thác tài nguyên rừng hiệu quả và hợp lý.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 28/11 tại đây.