Ngày này năm xưa 25/1 có 4 sự kiện của Việt Nam và 6 sự kiện của thế giới.
Thế giới ngày 25/1:
1. Ngày sinh Helge von Koch năm 1870
Niels Fabian Helge von Koch sinh ngày 25 tháng 1 năm 1870. Ông là nhà toán học Thụy Điển, nổi tiếng với bài toán Bông tuyết, sau được đặt theo tên ông.
Von Koch viết một số tài liệu về lý thuyết số. Một trong những kết quả của ông là một định lý năm 1901 chứng minh được rằng giả thuyết Riemann tương đương với một dạng mạnh hơn của định lý số nguyên tố.
2. Ngày sinh Virginia Woolf năm 1882
Virginia Woolf sinh ngày 25 tháng 1 năm 1882. Bà là một tiểu thuyết gia và là một nhà văn tiểu luận người Anh, bà được coi là một trong những nhân vật văn học hiện đại lừng danh nhất thế kỉ XX.
Trong suốt thời gian giữa chiến tranh, Woolf là một nhân vật có tầm ảnh hưởng của xã hội văn học London và là một thành viên của Bloomsbury Group. Một số tác phẩm nổi bật của bà có thể kể đến như tiểu thuyết Đến ngọn hải đăng; luận văn Một căn phòng riêng…
3. Thế vận hội Mùa đông lần đầu tiên được tổ chức năm 1924
Thế vận hội Mùa đông 1924 là sự kiện thể thao mùa đông diễn ra năm 1924 tại Chamonix, Pháp. Sự kiện được tổ chức tại chân núi Mont Blanc ở Chamonix, Haute-Savoie, Pháp từ ngày 25 tháng 1 cho tới 5 tháng 2 năm 1924, tổ chức bởi Ủy ban Olympic Pháp và được Ủy ban Olympic Quốc tế xem là Thế vận hội Mùa đông đầu tiên.
4. Ngày sinh Paul Nurse năm 1949
Paul Nurse sinh ngày 25 tháng 1 năm 1949. Ông là hà di truyền học và sinh học tế bào người Anh, đã được trao Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2001 cùng với Leland H. Hartwell và R. Timothy Hunt cho các công trình phát hiện các phân tử protein kiểm soát việc phân bào trong chu kỳ tế bào.
Ngoài sự nghiệp nghiên cứu, Nurse còn tích cực đấu tranh chống lại những chính sách, chủ trương của chính trị gia dựa trên ngụy khoa học.
5. Bộ phim 101 Chú Chó Đốm được phát hành năm 1961
101 Chú Chó Đốm là phim hoạt hình sản xuất bởi Walt Disney dựa vào truyện cùng tên của Dodie Smith. Bộ phim là phim điện ảnh thứ 17 của hãng Disney, phát hành lần đầu ngày 25 tháng 1 năm 1961.
Nội dung bộ phim kể về những chú chó đốm con bị bắt cóc bởi người phụ nữ phản diện Cruella de Vil vì bà ta muốn dùng lông của chúng để làm áo khoác. Chó cha Pongo và chó mẹ Perdita quyết định lên đường giải cứu đám cún con khỏi bàn tay của Cruella, đồng thời cũng cứu được 84 chú chó đốm khác được mua từ những cửa hàng bán thú cưng, đưa tổng số chó đốm con lên 101.
6. Cách mạng Ai Cập 2011
Cách mạng Ai Cập nổ ra ngày 25 tháng 1 năm 2011 và lan rộng khắp Ai Cập. Sự kiện này là một loạt các cuộc biểu tình và phản đối ngoài đường phố và các hành vi bất tuân dân sự chống nền chính trị cánh tả và chính quyền dân chủ xã hội.
Những bất bình của người biểu tình Ai Cập tập trung vào các vấn đề pháp lý và chính trị, bao gồm sự tàn bạo của cảnh sát, luật tình trạng khẩn cấp, thiếu tự do chính trị, tự do dân sự, tự do ngôn luận, tham nhũng, tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát giá và tiền lương thấp.
Ngày này năm xưa 25/1 của Việt Nam:
1. Ngày sinh Ông Ích Khiêm năm 1829
Ông Ích Khiêm sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý, tức ngày 25 tháng 1 năm 1829. Ông là danh tướng dưới triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông Ích Khiêm được đánh giá là vị tương có tài thao lược, có nhiều mưu trí và là một sĩ phu yêu nước, cương nghị, hết lòng trung thành với triều đình nhà Nguyễn.
Ông từng chỉ huy quân đội nhà Nguyễn chống Pháp tại Đà Nẵng cùng với tướng Nguyễn Tri Phương. Ông cũng tham gia với Tôn Thất Thuyết trong việc kiểm soát triều chính, phế bỏ những vị vua bạc nhược, đớn hèn trước giặc.
2. Ngày mất Hoàng Tích Chu năm 1933
Hoàng Tích Chu sinh năm 1897, là là nhà báo, người có đóng góp lớn trong việc cách tân báo chí Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông còn có bút danh Kế Thương, Hoàng Hồ, Văn Tôi.
Hoàng Tích Chu là chủ bút tờ báo Hà Thành ngọ báo, nơi ông thực hiện cách tân báo chí về cả hình thức lẫn nội dung. Ông cho đăng bài ngay ở trang nhất, cột 1 bao giờ cũng có một bài xã thuyết do Hoàng Tích Chu chấp bút (bút danh Hoàng Hồ), bàn về những vấn đề đang được dư luận quan tâm. Cột 2 đưa những tin sốt dẻo, cô đọng, được đặt tít giật gân cỡ lớn, kích thích tò mò của độc giả như “Thi gan với xe lửa bị húc vỡ bong bóng”, “Một ông Tây chủ đồn điền bắn nhầm chết con ông Chánh Tổng”…
Tuy nhiên, những cải cách này không được người đương thời đón nhận. Người đời chê ông là viết văn nhát gừng, kẻ học mót. Ông bị mời ra khỏi tờ báo.
Ông mất ngày 25 tháng 1 năm 1933 do một cơn bạo bệnh, thọ 36 tuổi.
3. Xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và Nghệ sĩ nhân dân lần đầu tiên năm 1984
Ngày 25 tháng 1 năm 1984, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 44/CT tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú cho 189 nghệ sĩ các ngành nghệ thuật biểu diễn. Đây là đợt xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân đầu tiên của Việt Nam.
Một số nghệ sĩ được trao danh hiệu đầu tiên có thể kể đến như đạo diễn Phạm Kỳ Nam; diễn viên Lâm Tới; nghệ sĩ cải lương Thanh Nga; diễn viên kịch Thế Anh…
4. Ngày mất Hà Ân năm 2011
Hà Ân tên thật là Hoàng Hiển Mô, sinh ngày 16 tháng 1 năm 1928. Ông là nhà văn nổi tiếng với dòng tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, dã sử và kịch bản truyền hình. Top 10 đã giới thiệu nhân vật Hà Ân vào Ngày này năm xưa 16/1 là ngày mất của ông.
Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 25/1 tại đây.