Ngày này năm xưa 3/2: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 3/2 có 7 sự kiện của Việt Nam và 3 sự kiện của thế giới.

Ngày 3/2 của thế giới:

1.      Ngày sinh George Armitage Miller năm 1920

George Armitage Miller sinh ngày 3 tháng 2 năm 1920, mất năm 2012. Ông là nhà tâm lý học người Mỹ, được coi là người sáng lập ra tâm lý học nhận thức. Ông cũng góp phần khai sinh môn ngôn ngữ tâm lý học.

Những đóng góp cho ngành tâm lý học của Miller đã thay đổi nhận thức của toàn thế giới, trong bối cảnh các nhà tâm lý học vẫn nghiên cứu hành vi và sử dụng các biện pháp thay đổi hành vi để điều trị các vấn đề tâm lý.

2.      Ngày sinh Nicolas Gregory Mankiw năm 1958

Ngày này năm xưa 3/2: Top 10 sự kiện nổi bật

Nicolas Gregory Mankiw sinh ngày 3 tháng 2 năm 1958. Ông là nhà kinh tế học người Mỹ, nằm trong danh sách 20 nhà kinh tế học vĩ đại nhất thế giới hiện nay. Mankiw là nhà kinh tế học tiên phong của trường phái Keynes.

Sinh viên ngành kinh tế tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn chủ yếu được dạy kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô thông qua giáo trình của đại học Havard, do chính Mankiw là tác giả.

3.      Thành lập Liên minh kinh tế Benelux năm 1958

Benelux là tên một vùng trong châu Âu gồm 3 nước lân cận nhau là Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. Năm 1958, 3 quốc gia này đã ký kết hiệp định thành lập Liên minh kinh tế Benelux, hay còn gọi là Liên minh thuế quan Benelux.

Nội dung hiệp định này cho phép 3 quốc gia thành viên có thể tự do di chuyển vốn, lao động, hàng hóa và dịch vụ. Đây là một trong những hiệp định tự do thương mại sơ khai, đặt nền tảng cho những hiệp định sau này.

Ngày này năm xưa 3/2 của Việt Nam:

1.      Ngày sinh Tuy Lý vương năm 1820

Ngày này năm xưa 3/2: Top 10 sự kiện nổi bật

Tuy Lý vương tên thật là Nguyễn Phúc Thư, về sau được ban tên Nguyễn Phúc Miên Trinh. Ông sinh ngày 3 tháng 2 năm 1820, là vị hoàng tử thứ 11, con vua Minh Mạng.

Tuy Lý vương là một vương gia đa tài, có kiến thức uyên bác, tâm hồn phóng khoáng, chân thật và biết đối nhân xử thế. Ông am hiểu nghề thuốc, biết làm thơ, không thích việc triều chính. Một số bài thơ của Tuy Lý vương phản ánh xuất sắc hiện thực xã hội thời đó.

2.      Ngày mất vua Gia Long năm 1820

Gia Long, tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, thường gọi là Nguyễn Ánh, là vị vua sáng lập triều đại nhà Nguyễn. Ông sinh năm 1762, mất ngày 3 tháng 2 năm 1820.

Nguyễn Ánh thường bị sử sách Việt Nam chê trách vì “cõng rắn cắn gà nhà”, cầu viện phương Tây để giành lấy ngôi vua từ triều đình Tây Sơn. Ông cũng có những hành động phải nói là dã man đối với gia quyền của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

Không những mở đường cho Pháp vào Việt Nam, vua Gia Long còn khiến người dân bất bình vì tăng thuế khóa, tăng lao dịch, xóa bỏ những cải cách tiến bộ của nhà Tây Sơn, cai trị đất nước theo lối hà khắc, bảo thủ, khiến đất nước trở nên trì trệ, lạc hậu và suy yếu.

3.      Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930

Ngày này năm xưa 3/2: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức được thành lập tại Hương Cảng, Trung Quốc. Đảng được thành lập trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Marx – Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

4.      Ngày sinh Vũ Đức Đam năm 1963

Vũ Đức Đam sinh ngày 3 tháng 2 năm 1963. Ông là nhà chính trị, hiện đang giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Ông cũng là Phó Trưởng ban Thường trực chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Chính phủ.

Vũ Đức Đam là một chính trị gia nhận được nhiều sự quan tâm, kính trọng, gây ảnh hưởng lớn ở Việt Nam, từ khi còn công tác ở địa phương, cho đến khi tham gia lãnh đạo Chính phủ, đặc biệt là trong giai đoạn chỉ huy chống đại dịch COVID-19.

5.      Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam năm 1994

Ngày này năm xưa 3/2: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 3 tháng 2 năm 1994, tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận thương mại kéo dài suốt 19 năm đối với Việt Nam. Đây là bước tiến quan trọng dẫn tới việc 2 nước chính thức bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.

Việc bị Mỹ cấm vận thương mại là một “bản án tử” cho nền kinh tế bất kỳ đất nước nào. Theo đó, tất cả những hàng hóa, dịch vụ có 20% giá trị đến từ Mỹ sẽ không được buôn bán với những nước bị Mỹ cấm vận.

6.      Ngày mất Đỗ Tất Lợi năm 2008

GS.TS Đỗ Tất Lợi sinh năm 1919, mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam. Ông là tác giả của cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, được coi là cẩm nang tra cứu cho hầu hết các dược sĩ, bác sĩ đông y ở Việt Nam.

Top 10 đã giới thiệu GS.TS Đỗ Tất Lợi vào Ngày này năm xưa 2/1 là ngày sinh của ông.

7.      Ngày mất Lê Trí Viễn năm 2012

Lê Trí Viễn sinh năm 1919, mất ngày 3 tháng 2 năm 2012. Ông là nhà giáo nhân dân, nhà nghiên cứu văn học người Việt Nam. Ông đã đóng góp hơn 40 công trình khoa học giá trị cho nền văn học thông qua vận dụng quan điểm Marxist.

Lê Trí Viễn sinh ra trong một gia đình nghèo. Ông phải tự học và đỗ tú tài ngành Triết học năm 1945. Trong thời gian kháng chiến, ông từng dạy ở nhiều trường trung học, sau đó chuyển qua giảng dạy đại học. Lê Trí Viễn là người thày lớn của ngành nghiên cứu văn học Việt Nam.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 3/2 tại đây.

RSS
Follow by Email
YouTube
YouTube