Ngày này năm xưa 4/12 có 4 sự kiện của Việt Nam và 6 sự kiện của thế giới.
Ngày 4/12 trong lịch sử thế giới:
1. Phát hiện “con tàu ma” Mary Celeste năm 1873
Tàu Mary Celeste là một tàu buô 2 cột buồm của Mỹ. Con tàu này được phát hiện bởi người Anh ngày 4 tháng 12 năm 1872 tại Đại Tây Dương, trong tình trạng bị bỏ không. Toàn bộ thủy thủ đã biến mất không tăm tích, dù tàu không bị hư hại gì và thời tiết vẫn rất thuận lợi. Hàng hóa, đồ dùng cá nhân của thủy thủ vẫn còn nguyên trên tàu. Sự mất tích của họ được cho là bí ẩn lớn nhất mọi thời đại của ngành hàng hải.
2. Ngày sinh của Albert Hershey năm 1908
Alfred Day Hershey sinh ngày 4 tháng 12 năm 1908, là nhà di truyền học và vi sinh học người Mỹ. Ông đã đạt giải Nobel Y sinh năm 1969, nhờ vào công trình tạo ra bản sao chính xác của virus cũng như cấu trúc di truyền của chúng.
Ngoài giải Nobel, ông cũng được thưởng giải Albert Lasker cho nghiên cứu Y học cơ bản năm 1958.
3. Ngày mất của Charles Robert Richet năm 1935
Charles Robert Richet sinh năm 1850, mất ngày 4 tháng 12 năm 1935. Ông là nhà sinh lý học người Pháp, đạt giải Nobel Y sinh năm 1913 nhờ vào công trình nghiên cứu về cơ chế phản vệ của cơ thể, giải thích cho nhiều cái chết đột ngột trong lịch sử.
Richet là người đa tài. Ngoài y học, ông còn nghiên cứu lịch sử, triết học, tâm lý học, văn học và đặc biệt là nghiên cứu tâm linh. Richet từng được bổ nhiệm chủ tịch Hội nghiên cứu tâm linh ở Vương quốc Anh.
4. “Bộ tứ triệu đô” thu âm cùng nhau năm 1956
Ngày 4 tháng 12 năm 1956, sự kiện chấn động làng âm nhạc thế giới khi “bộ tứ triệu đô”, tức 4 ca sĩ nổi tiếng nhất thế giới lúc bấy giờ là Elvis Presley, Jerry Lee Lewis, Carl Perkins, và Johnny Cash đã thu âm cùng nhau tại Sun Studio ở Memphis, Tennessee, Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ khá tình cờ, không có sự chuẩn bị nên chất lượng bản thu này không được hay cho lắm.
5. Ngày sinh của Nick Vujicic năm 1982
Nicholas James “Nick” Vujicic sinh ngày 4 tháng 12 năm 1982. Anh là một nhà truyền cảm hứng người Úc gốc Serbia. Nick sinh ra đã là một người khuyết tật, không có cả tứ chi, chỉ có 1 bàn chân cùng 2 ngón tay.
Năm 17 tuổi, Nick thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình với tên gọi Life Without Limbs. Anh đi khắp thế giới để diễn thuyết về động lực cuộc sống của một người khuyết tật.
6. Pan American World Airways chính thức chấm dứt hoạt động năm 1991
Pan American World Airways hay còn gọi là Pan Am là hãng hàng không quốc tế chính của nước Mỹ từ thập niên 1930 cho tới khi Hãng chấm dứt hoạt động vào ngày 4 tháng 1 năm 1991.
Hãng Pan Am đã trở thành công ty lớn được tín nhiệm với rất nhiều sáng kiến đã trở thành chuẩn mực trong ngành công nghiệp hàng không quốc tế, bao gồm việc sử dụng đại trà máy bay phản lực, máy bay lớn chuyên chở hành khách và hệ thống đặt chỗ vi tính.
Ngày này năm xưa 4/12 của Việt Nam:
1. Ngày sinh của Nam Phương Hoàng Hậu năm 1914
Nam Phương sinh ngày 4 tháng 12 năm 1913 là hoàng hậu của Hoàng đế Bảo Đại thuộc triều đại nhà Nguyễn, đồng thời là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Bảo Đại thoái vị hoàng đế năm 1945 để trở thành một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bà Nam Phương cũng mất đi tước vị hoàng hậu. Dù vậy, những người mộ mến và tôn kính bà vẫn gọi là “Nam Phương hoàng hậu”.
Bà Nam Phương, dù một lòng thủy chung với Bảo Đại nhưng cũng hết sức ủng hộ cách mạng, phản đói thực dân Pháp. Bà cũng tháo hết số nữ trang vàng đang đeo trên người để ủng hộ Tuần lễ vàng.
2. Ngày sinh của Võ Hồng Anh năm 1939
Võ Hồng Anh sinh ngày 4 tháng 12 năm 1939, là một nữ giáo sư tiến sĩ nổi tiếng về ngành toán lý tại Việt Nam. Bà là người đầu tiên nhận được Giải thưởng Kovalevskaya năm 1988. Bà là con gái đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. một nữ giáo sư tiến sĩ nổi tiếng về ngành toán lý tại Việt Nam. Bà là người đầu tiên nhận được Giải thưởng Kovalevskaya năm 1988. Bà là con gái đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mẹ của bà cũng là một nhà cách mạng tên Nguyễn Thị Quang Thái, em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai, cũng là một nhà cách mạng Việt Nam nổi tiếng.
3. Tuyến đường sắt Thống Nhất được khai thông năm 1976
Tuyến đường sắt xuyên Việt được hoàn thành từ năm 1936. Tuy nhiên, trong chiến tranh, bom đạn khiến đường sắt bị hư hỏng nặng, không thể sử dụng được.
Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, Việt Nam bắt tay vào kiến thiết lại đất nước, trong đó có việc khôi phục lại tuyến giao thông huyết mạch. Ngày 4-12-1976 tuyến đường sắt thống nhất chính thức khai thông sau 30 năm bị gián đoạn. Đường xe lửa Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh dài 1.730 km.
4. Ngày mất của Phạm Tiến Duật năm 2007
Phạm Tiến Duật là một nhà thơ Việt Nam với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Ông chủ yếu viết về hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc. Bài thơ nổi tiếng nhất của ông chính là Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Phạm Tiến Duật mất ngày 4 tháng 12 năm 2007, chỉ ít ngày sau khi tập thơ cuối cùng của ông được xuất bản.
Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 4/12 tại đây.