Ngày này năm xưa 13/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 13/1 có 5 sự kiện của Việt Nam và 5 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 13/1:

1.      Ngày sinh Wilhelm Wien năm 1864

Wilhelm Wien sinh ngày 13 tháng 1 năm 1864. Ông một nhà vật lý người Đức, có công nghiên cứu các lý thuyết về nhiệt và điện từ để viết lên Định luật dịch chuyển Wien, hay còn được gọi là Định luật bức xạ Wien, định luật nói về các bước sóng của bức xạ do vật đen (blackbody) phát ra.

Wilhelm Wien giành được giải thưởng Nobel vật lý năm 1911 liên quan đến bức xạ nhiệt. Một miệng núi lửa trên Sao Hỏa được đặt theo tên Wien để vinh danh ông.

2.      Ngày sinh Sydney Brenner năm 1927

Ngày này năm xưa 13/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Sydney Brenner sinh ngày 13 tháng 1 năm 1927. Ông là nhà sinh học người Nam Phi, được trao giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2002, cùng với H. Robert Horvitz và John Sulston.

Brenner đã đặt nền móng mới cho việc nghiên cứu gen khi chỉ ra rằng, hóa chất có thể làm biến đổi một số gen của giun đất, và mỗi sự biến đổi này có thể dẫn tới những thay đổi nhất định về sức khỏe của giun.

3.      Henry Ford được cấp bằng sáng chế cho xe hơi làm bằng nhựa năm 1942

Ngày 13 tháng 1 năm 1942, vua xe hơi Henry Ford được cấp bằng sáng chế cho việc sử dụng những chi tiết làm bằng nhựa trên xe hơi, giúp xe hơi giảm được 30% khối lượng. Đây là một trong những sáng chế quan trọng, thể hiện tầm nhìn của Ford trong việc sản xuất hàng loạt xe hơi.

Loại nhựa được Ford sử dụng khi đó không phải nhựa sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch như ngày nay mà là nhựa sinh học chiết xuất từ đậu nành, lúa mì, cây gai dầu, cây lanh và cây gai.

4.      Ngày mất của Tưởng Kinh Quốc năm 1988

Ngày này năm xưa 13/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Tưởng Kinh Quốc sinh năm 1910, là một nhà chính trị người Đài Loan. Ông là con trai của Tưởng Giới Thạch, từng giữ chức tổng thống Trung Hoa Dân Quốc.

Dưới thời của Tưởng Kinh Quốc, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc, dù vẫn độc đảng, bắt đầu cởi mở hơn với các phong trào chính trị đối lập. Về cuối đời, Tưởng giảm bớt sự kiểm soát của chính quyền với các phương tiện truyền thông, cũng như cho phép người bản địa Đài Loan tham gia nắm quyền, như người kế nhiệm ông là Lý Đăng Huy.

Tưởng Kinh Quốc mất ngày 13 tháng 1 năm 1988, thọ 77 tuổi.

5.      Tàu du lịch Costa Concordia gặp nạn năm 2012

Đây là một thảm họa xảy ra vào thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012 khi Tàu du lịch Costa Concordia mắc cạn, bị lật và chìm một phần ngoài khơi Tuscany, Ý khiến 4211 người trên boong phải di tản và 11 người thiệt mạng.

Thuyển trưởng và thuyền phó của tàu đã bị bắt giữ và truy tố về tội ngộ sát do cho tàu tiến sát bờ biển hơn mức cho phép.

Ngày này năm xưa 13/1 của Việt Nam:

1.      Binh biến Đô Lương năm 1941

Ngày này năm xưa 13/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày ngày 13 tháng 1 năm 1941, dưới sự chỉ huy của Đội Cung, binh lính tại đồn Chợ Rạng (Nghệ An) đx nổi dậy, đánh chiếm đồn Đô Lương rồi tiến quân về Vinh, nhằm mục đích phối hợp cùng binh lính người Việt ở Vinh để khởi nghĩa.

Tuy nhiên, kế hoạch bất thành, Đội Cung bị Pháp bắt. Ông bị tra tấn dã man nhưng nhất quyết nhận trách nhiệm, không khai ra những người đồng chí. Đội Cung bị kết án tử hình và xử tử vào tháng 4 năm đó.

2.      Mở màn trận Vĩnh Yên năm 1951

Trận Vĩnh Yên là một trận đánh quan trọng của Chiến dịch Trần Hưng Đạo diễn ra từ ngày 13 tháng 1 năm 1951. Lực lượng quân đội khối Liên hiệp Pháp, do Đại tướng Jean de Lattre de Tassigny làm Tổng chỉ huy, đã thành công trong việc ngăn chặn ý đồ chiếm giữ thị xã Vĩnh Yên của lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tổng chỉ huy. Việc giữ được thị xã Vĩnh Yên của quân Pháp đã buộc tướng Giáp chấm dứt sớm Chiến dịch Trần Hưng Đạo, không thực hiện được hoàn toàn ý đồ đề ra.

3.      Mở màn chiến dịch An Khê năm 1953

Ngày này năm xưa 13/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 13 tháng 1 năm 1953 đã mở màn chiến dịch An Khê của quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 15 ngày chiến đấu, ta đã diệt 6 đại đội địch, thu 900 súng, có 1 đại bác 105 ly, 15 đại liên, 39 trung liên, 30 tấn đạn và quân trang, quân dụng, nhân dân phá hai khu tập trung.

Đây là chiến thắng lớn nhất của Việt Minh trên chiến trường Nam Trung Bộ tính đến thời điểm đó. Chiến thắng này thể hiện bước phát triển mới về nghệ thuật sử dụng binh lực hợp lý, hình thành thế trận hiểm hóc, chủ động tiến công và tiến công liên tục, tập trung dứt điểm từng mục tiêu, diệt gọn từng đơn vị cả trong công kiên và trong vận động phục kích.

4.      Ngày mất của Hắc Công Tử năm 1974

Trần Trinh Huy sinh năm 1900, thường được gọi là Hắc Công Tử vì nước da ngăm đen, phân biệt với Bạch Công Tử Lê Công Phước. Ông là con trai của ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, người được mệnh danh là Vua lúa gạo Nam Kỳ.

Hắc Công Tử nổi tiếng với những giai thoại ăn chơi, đua đòi. Ông luôn so kè ăn chơi với những nhân vật đình đám như Bạch Công Tử và vua Bảo Đại. Giai thoại nổi tiếng nhất về Hắc Công Tử là cuộc thi đấu đốt tiền nấu đậu xanh. Ông và vua Bảo Đại cũng là 2 người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay riêng.

Hắc Công Tử ham hơi, đua đòi nhưng cũng là người rất cởi mở, phóng khoáng và quân tử. Ông từng ủng hộ Việt Minh hàng chục ngàn giạ lúa, giảm tô thuế, ngưng hợp tác với Pháp vì lời hứa với tỉnh ủy Bạc Liêu.

Ông Ba Huy không có tài làm ăn nên sau khi cha là ông Trạch mất, gia sản cứ dần hao hụt và hầu như không còn lại gì sau 2 cuộc cải cách ruộng đất của ngụy quyền. Ông mất ngày 13 tháng 1 năm 1974 tại Sài Gòn.

5.      Thành lập Vườn quốc gia Cát Tiên năm 1992

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc.

Vườn quốc gia Cát Tiên được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 13/1 tại đây.

RSS
Follow by Email
YouTube
YouTube