Ngày này năm xưa 13/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 13/12 có 4 sự kiện của Việt Nam và 6 sự kiện của thế giới.

Ngày 13/12 của thế giới:

1. Ngày sinh của vua Ung Chính năm 1678

Ái Tân Giác La Dận Chân sinh ngày 13 tháng 12 năm 1678. Ông chính là vua Ung Chính, là vì hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh, con trai ruột của vua Khang Hi.

Dưới sự cai trị của Ung Chính, nhà Thanh điều hành đất nước một cách chuyên chế, hiệu quả và mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc Ung Chính thống trị bằng bàn tay sắt khiến hình tượng trong dân gian của ông không được tốt, dẫn đến những lời đồn như vua Càn Long (con trai Ung Chính) là người Hán hay Ung Chính vị thích khách chặt đậu…

Tuy nhiên, sử sách Trung Quốc vẫn đánh giá cao Ung Chính. Thời đại trị vì của Ung Chính và con trai là Càn Long được gọi là Khang Càn thịnh thế.

2. Quân Nhật bắt đầu vụ thảm sát Nam Kinh năm 1937

Ngày này năm xưa 13/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Thảm sát Nam Kinh là một tội ác chiến tranh do quân đội Nhật Bản tiến hành bên trong và xung quanh Nam Kinh, Trung Quốc sau khi thành phố này rơi vào tay Nhật Bản ngày 13 tháng 12 năm 1937.  Cuộc thảm sát kéo dài vài tuần, khiến khoảng từ 50 – 300 nghìn người chết.

Trong khi chiếm đóng Nam Kinh, quân đội Nhật Bản đã thực hiện nhiều hành động tàn ác như hãm hiếp, cướp bóc, đốt phá và hành quyết tù binh chiến tranh và cả thường dân.

Đến nay, vụ thảm sát Nam Kinh vẫn còn gây tranh cãi và ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ ngoại giao Trung – Nhật.

3. Ngày sinh của Taylor Swift

Taylor Alison Swift sinh ngày 13 tháng 12 năm 1989 là một nữ ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Mỹ.

Bán được hơn 200 triệu đĩa nhạc trên toàn thế giới, Swift là một trong những nghệ sĩ âm nhạc bán đĩa nhạc chạy nhất mọi thời đại. Cô cũng giành được nhiều giải thưởng, bao gồm 11 giải Grammy (trong đó có 3 giải Album của năm), 1 giải Emmy, 12 giải thưởng của Hiệp hội Âm nhạc đồng quê, 25 giải thưởng Âm nhạc Billboard (nữ nghệ sĩ giành nhiều giải nhất), 34 giải thưởng Âm nhạc Mỹ (chiến thắng nhiều nhất cho một nghệ sĩ) và 52 kỷ lục Guinness thế giới.

4. Vụ tấn công vào Quốc hội Ấn Độ năm 2001

Tấn công Quốc hội Ấn Độ diễn ra vào ngày 13 tháng 12 năm 2001 tại New Delhi. Thủ phạm là các phần tử khủng bố thuộc tổ chức Lashkar-e-Taiba (Let) và Jaish-e-Mohammed (JeM). Cuộc tấn công khiến 5 phần tử khủng bố, sáu nhân viên cảnh sát Delhi, hai nhân viên bảo vệ Quốc hội và một người làm vườn thiệt mạng, tổng cộng là 14 và làm gia tăng căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, dẫn đến bế tắc quân sự Ấn Độ-Pakistan kéo dài đến tháng 6 năm sau.

5. Thông qua Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006

Ngày này năm xưa 13/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2006. Được xây dựng dựa trên khuôn khổ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền của Người Khuyết tật đã có hiệu lực từ ngày 3 tháng 5 năm 2008 và lần đầu tiên, Công ước này đã thiết lập quyền của 650 triệu người khuyết tật trên toàn thế giới.

Công ước này còn có ý nghĩa đặc biệt khi thay đổi cách nhìn đối với tình trạng khuyết tật là một vấn đề xã hội chứ không phải là vấn đề y tế, và xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền.

6. Ngày mất của Paul Samuelson năm 2009

Paul Anthony Samuelson sinh năm 1915,  là một nhà kinh tế học người Mỹ, đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp (mô hình kinh tế chính hiện đại) và có đóng góp to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh tế học. Ông là người Mỹ đầu tiên nhận được Giải Nobel Kinh tế.

Ông từng là cố vấn cho Tổng thống John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson, ngoài ra còn là nhà tư vấn cho Bộ Tài chính Mỹ, Văn phòng ngân sách và Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống.

Samuelson mất ngày 13 tháng 12 năm 2009, thọ 94 tuổi.

Ngày này năm xưa 13/12 của Việt Nam:

1. Vua Hàm Nghi bị đưa sang lưu vong tại Algerie năm 1888

Ngày này năm xưa 13/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Hàm Nghi là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, được Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi. Nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Ngày 13 tháng 12 năm 1888, Hàm Nghi bị đưa đi an trí tại Algerie. Ông sống ở đây cho đến khi qua đời vì ung thư dạ dày năm 1943.

Ngày nay, lịch sử Việt Nam xem Hàm Nghi cùng với các vua chống Pháp là Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.

2. Khởi nghĩa Hòn Khoai năm 1940

Thế chiến II nổ ra, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định tận dụng thời cơ để tổ chức khởi nghĩa vũ trang, gọi là Nam Kỳ khởi nghĩa. Cùng với việc khởi nghĩa trong đất liền, Xứ ủy cử ông Phan Ngọc Hiển cùng một số đồng chí khác ra đảo Hòn Khoai để chuẩn bị khởi nghĩa.

Khởi nghĩa Hòn Khoai nổ ra vào 21h ngày 13 tháng 12 năm 1940. Lực lượng khởi nghĩa đã giết chết tên sếp đảo, thu 3 khẩu súng, nhiều đạn dược và nhiều đồ dùng khác. Ta nhanh chóng làm chủ Hòn Khoai.

Tuy nhiên, do không liên lạc được với lực lượng tiếp viện, khởi nghĩa Hòn Khoai bị dập tắt. 8 chiến sĩ khởi nghĩa bị giặc bắt và xử tử hình.

3. Tiến hành chiến dịch Phước Long năm 1974

Ngày này năm xưa 13/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Chiến dịch Đường 14 – Phước Long là trận đụng độ quân sự lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long, bắt đầu từ ngày 13 tháng 12 năm 1974.

Trận Phước Long có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ để mở đầu cho những diễn biến tiếp theo của Chiến dịch Mùa Xuân 1975.

4. Ngày sinh của Võ Văn Thưởng năm 1970

Võ Văn Thưởng sinh ngày 13 tháng 12 năm 1970, quê quán tại xã An Phước, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ông là một nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV thuộc đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 13/12 tại đây.