Ngày này năm xưa 2/12 có 3 sự kiện của Việt Nam và 7 sự kiện của thế giới.
Ngày 2/12 trong lịch sử thế giới:
1. Napoleon lên ngôi hoàng đế Pháp năm 1804
Ngày 2 tháng 12 năm 1804, tại Nhà thờ Đức bà ở Paris, Pháp đã diễn ra lễ đăng quang hoàng đế của Napoleon Bonaparte. Kể từ đây, thời đại huy hoàng nhất lịch sử nước Pháp được mở ra. Napoleon dẫn dắt nước Pháp chiến thắng hầu hết các cuộc chiến, thống trị gần như toàn châu Âu trong hơn 1 thập kỷ.
Napoleon được coi là anh hùng dân tộc vĩ đại của nước Pháp. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới, nhân vật này vẫn gây ra khá nhiều tranh cãi.
2. Khởi nguồn học thuyết Monroe năm 1823
Học thuyết Monroe là chính sách của Mỹ, được trình bày lần đầu vào ngày 2 tháng 12 năm 1823 bởi tổng thống James Monroe. Nội dung học thuyết tập trung vào việc Mỹ sẽ trung lập trong các xung đột tương lai của châu Âu, đồng thời kêu gọi châu Âu không tìm cách can thiệp vào châu Mỹ.
Tuy bị quốc tế coi thường, học thuyết Monroe được nước Anh, kẻ thống trị châu Âu lúc bấy giờ ngầm chấp thuận. Đây là tiền đề quan trọng để Mỹ trở nên phát triển, trước khi tận dụng cơ hội trong 2 cuộc Thế chiến và vươn lên giành vị trí bá quyền số một toàn cầu.
3. Phidel Castro trở thành Chủ tịch nước Cuba năm 1976
Ngày 2 tháng 12 năm 1976, Fidel Castro được bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Cuba, một chức vụ vừa là nguyên thủ quốc gia của Cuba, vừa là người đứng đầu Chính phủ Cuba. Chức vụ này được Quốc hội Cuba bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, Fidel đã đắc cử suốt 7 nhiệm kỳ và giữ chức vụ này liên tục trong 32 năm cho tới khi nghỉ hưu.
4. Ngày sinh của Britney Spears năm 1981
Britney Spears sinh ngày 2 tháng 12 năm 1981 là nữ ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công và diễn viên người Mỹ. Spears là người có ảnh hưởng đến sự hồi sinh của dòng nhạc teen pop trong giai đoạn cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Cô được mệnh danh là “Công chúa nhạc pop”.
Britney Spear bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật từ khi 15 tuổi khi ký hợp đồng với Jive Record. Năm 1999, khi mới chưa đầy 18 tuổi, cô đã cho ra mắt Baby one more time, ca khúc có đĩa đơn bán chạy hàng đầu mọi thời đại.
5. Ngày quốc tế giải phóng nô lệ
Ngày quốc tế giải phóng nô lệ là một sự kiện thường niên được tổ chức vào ngày 2 tháng 12. Sự kiện này được ấn định bởi Liên hợp quốc, lần đầu tổ chức vào năm 1986. Lý do ngày 2 tháng 12 được lựa chọn là để kỷ niệm ngày này năm xưa 1949, khi các công ước về chống vận chuyển người và mại dâm trái phép được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua.
6. Quốc khánh Lào
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào có nguồn gốc lịch sử và văn hóa từ Vương quốc Lan Xang. Lan Xang chia thành ba vương quốc Luang Phrabang, Viêng Chăn và Champasak cho đến năm 1893 khi chúng hợp thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Pháp. Lào được tự trị vào năm 1949 và độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến. Cuộc nội chiến Lào kết thúc vào ngày 2 tháng 12 năm 1975 với kết quả là chấm dứt chế độ quân chủ, phong trào Pathet Lào lên nắm quyền. Từ đó, 2 tháng 12 là ngày Quốc khánh Lào.
7. Quốc khánh Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gọi tắt là UAE bao gồm các tiểu vương quốc: Abu Dhabi (thủ đô), Ajman, Dubai (thành phố lớn nhất), Fujairah, Ras Al Khaimah, Sharjah và Umm Al Quwain.
Sau nhiều thập kỷ xung đột liên miên trên biển với các cường quốc, các tiểu vương quốc Ả Rập ven biển đã chấp nhận đình chiến với việc ký kết Hiệp ước hòa bình hàng hải vĩnh viễn với Đế quốc Anh vào năm 1819, qua đó chính thức thành lập khu vực nằm dưới sự bảo hộ của Hoàng gia Anh. UAE giành được độc lập vào ngày 2 tháng 12 năm 1971, sau khi đàm phán thành công với người Anh. Ngày 2 tháng 12 trở thành Quốc khánh của UAE.
Ngày này năm xưa 2/12 của Việt Nam:
1. Kết thúc chiến tranh Việt – Xiêm năm 1845
Ngày 2 tháng 12 năm 1845 là ngày kết thúc chiến tranh Việt – Xiêm (Thái Lan). Đây à cuộc chiến giữa nước Xiêm La dưới thời Rama III và Đại Nam thời Thiệu Trị, diễn ra trên lãnh thổ Campuchia (vùng phía Đông Nam Biển Hồ) và Nam Bộ Việt Nam.
Theo Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện thì đây là cuộc chiến tranh giữ nước quan trọng của người Việt, phải huy động đến năm ngàn quân và súng lớn do những tướng giỏi chỉ huy.
2. Ngày mất của Trần Trọng Kim năm 1953
Trần Trọng Kim là một học giả, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học và chính trị gia Việt Nam. Ông này từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội các (tức Thủ tướng) Đế quốc Việt Nam, một chính thể được thành lập bởi Đế quốc Nhật năm 1945, do Bảo Đại làm quốc trưởng. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hóa như Việt Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, Nho giáo…
Sau khi chính thể Đế quốc Việt Nam sụp đổ, Việt Minh cũng nhanh chóng tiến hành cách mạng Tháng Tám, chính thức thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ Việt Nam đối xử với Trần Trọng Kim và Bảo Đại hết sức ưu ái. Ông từng có ý định giúp Bảo Đại khôi phục ngôi vị, tuy nhiên về sau phát hiện đây là âm mưu của Pháp nên đã từ bỏ.
Trần Trọng Kim chuyển sang sống lại Phnom Penh, sau đó về Việt Nam sống trong trầm lặng. Ông mất tại Đà Lạt vào ngày 2 tháng 12 năm 1953 do bị đứt mạch máu, thọ 71 tuổi.
Theo đánh giá của người đương thời, Trần Trọng Kim có lòng yêu nước, nhưng lại là kẻ ngu trung, một mực tôn thờ triều đại nhà Nguyễn vốn đã mục rỗng. Đồng thời, Trần Trọng Kim dấn thân quá sâu vào chính trị nhưng không có sự hiểu biết với lĩnh vực này.
3. Ngày mất của Dương Tử Giang năm 1956
Dương Tử Giang tên thật Nguyễn Tấn Sĩ, sinh năm 1918, quê tại Nhơn Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông là là nhà báo, nhà văn cách mạng Việt Nam. Dương Tử Giang tích cực tham gia viết báo chống Pháp và đã từng bị chính quyền Pháp bắt giam.
Năm 1954, sau khi đánh đuổi giặc Pháp, Dương Tử Giang vào Sài Gòn hoạt động báo chí. Ông bị chính quyền Mỹ – Diệm bắt giam ở trại Tân Hiệp vì tội “thân cộng”. Ngày 2 tháng 12 năm 1956, khi cùng các tù nhân vượt ngục, ông bị giặc bắn và qua đời.
Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 2/12 tại đây.