Ngày này năm xưa 1/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 1/12 có 4 sự kiện của Việt Nam và 6 sự kiện của thế giới.

Ngày 1/12 trong lịch sử thế giới:

1. Ngày sinh của Morris năm 1923

Morris tên thật là Maurice de Bevere, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1923. Ông là họa sĩ truyện tranh nổi tiếng, được biết đến là tác giả của truyện Lucky Luke – kể về chàng cao bồi “bắn nhanh hơn cái bóng của mình”. Morris được xem là một trong những tác gia sáng tác truyện tranh lớn nhất thế giới.

Giáng sinh năm 1946, nhân vật Lucky Luke lần đầu tiên được Maurice cho xuất hiện trong sách lịch Spirou 194, cũng là lần đầu tiên ông sử dụng bút danh Morris.

2. Ngày sinh của Martin Rodbell năm 1925

Ngày này năm xưa 1/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Martin Rodbell sinh ngày 1 tháng 12 năm 1925. Ông là nhà hóa học và nội tiết học người Mỹ, từng đoạt giải Nobel Y sinh vì đã có công phát hiện ra protein G.

Rodbell tin tưởng rằng có sự tương thông các cơ quan sinh học với máy tính, đặc biệt là về sự dẫn truyền thông tin. Đây chính là tư tưởng quan trọng giúp Rodbell tìm ra và hiểu được vai trò của protein G.

3. Ngày sinh của Fujiko F. Fujio năm 1933

Ngày này năm xưa 1/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Fujiko F. Fujio  sinh ngày 1 tháng 12 năm 1933. Ông là họa sĩ truyện tranh Nhật Bản, cực kỳ nổi tiếng với tác phẩm Doraemon, bộ truyện tranh được độc giả nhỏ tuổi nhiều thế hệ ưa thích.

Năm 1996, Fujiko F. Fujio được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam trao tặng huy chương “Chiến sĩ văn hóa” do đã đóng góp vào công tác giáo dục trẻ em qua truyện Doraemon.

4. Ký hiệp ước Nam Cực năm 1959

Hiệp ước Nam Cực là các hiệp ước điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đối với châu Nam Cực, bắt đầu được các bên ký kết vào ngày 1 tháng 12 năm 1959. Hiệp ước chính thức có hiệu lực vào năm 1961 và có 47 quốc gia thành viên bảo vệ châu Nam Cực vì mục đích tự do nghiên cứu khoa học và nghiêm cấm các hoạt động quân sự trên châu lục này.

5. Papua New Guinea giành quyền tự trị năm 1973

Papua New Guinea  là một quốc gia quần đảo ở châu Đại Dương bên bờ Thái Bình Dương. Đây là một trong những quốc gia có nhiều dân tộc nhất trên thế giới, với hơn 850 ngôn ngữ thổ dân và nhiều dân tộc như vậy, nhưng chỉ vào khoảng 5 triệu người.

Một nửa phía bắc nước này rơi vào tay Đức năm 1884, gọi là New Guinea Đức. Sau Thế Chiến I, New Guinea Đức được giao cho Úc, trong khi nửa còn lại là Papua vốn thuộc khối thịnh vượng chung Úc.

Đến ngày 1 tháng 12 năm 1973, Papua New Guinea giành được quyền tự trị khỏi Úc. Tuy nhiên, đến năm 1975 nước này mới chính thức được độc lập

6. Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS từ năm 1988

Ngày này năm xưa 1/12: Top 10 sự kiện nổi bật

HIV/AIDS là Hội chứng nhiễm virus làm suy giảm miễn dịch ở người  (HIV/AIDS). HIV tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng, bệnh cơ hội, sau đó tử vong vì các bệnh cơ hội không thể khỏi.

HIV lây chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn, đường truyền máu và truyền từ mẹ sang con.

Kể từ năm 1988, ngày 1 tháng 12 được chọn làm Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS. Nguyên nhân ngày này được chọn là được một cựu nhà báo của đài KPIX tiến cử. Ông này cho rằng,  kết thúc tháng 11, các báo đài sẽ chán ngấy việc đưa tin bầu cử. Đồng thời ngày 1 tháng 12 cũng đủ xa với Lễ Giáng sinh, đảm bảo sự kiện được báo đài quan tâm.

Ngày này năm xưa 1/12 của Việt Nam:

1. Vua Gia Long làm lễ Hiến Phù trả thù nhà Tây Sơn năm 1802

Vua Gia Long

Ngày 1 tháng 12 năm 1802, sau khi chiếm được kinh đô Phú Xuân, vua Gia Long làm lễ Hiến Phù, dẫn vua tôi nhà Tây Sơn ra trước bàn thờ tổ tiên để báo cáo chiến thắng.

Gia Long tiến hành nghi lễ một cách ghê rợn, bắt mọi người đi tiểu vào hài cốt của gia quyền Quang Trung, giã nát thành bột. Sau đó, Gia Long dùng voi phanh thân vua Quang Toản và các quan thần Tây Sơn, dùng dao lóc thịt, đem cho diều quạ tha.

2. Ngày sinh của Nguyễn Thái Học năm 1902

Ngày này năm xưa 1/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Nguyễn Thái Học sinh ngày 1 tháng 12 năm 1902, là nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp. Ông là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị thực dân Pháp bắt và chém đầu ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Bái.

3. Ngày sinh của Lê Đức Anh năm 1920

Lê Đức Anh sinh ngày 1 tháng 12 năm 1920,  tên khai sinh là Lê Văn Giác, bí danh là Nguyễn Phú Hòa, Sáu Nam, là nguyên Chủ tịch nước thứ tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992 – 1997. Trước đó, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, giữ quân hàm Đại tướng.

Lê Đức Anh tham gia cách mạng khi chỉ mới 17 tuổi, tham gia cả 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Trong chiến tranh chống Mỹ, Lê Đức Anh từng giữ vị trí Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng.

4. Thảm sát nhà tù Phú Lợi năm 1958

Thảm sát nhà tù Phú Lợi là vụ đầu độc tù chính trị tại nhà tù Phú Lợi, tỉnh Bình Dương vào ngày 1 tháng 12 năm 1958, giết chết hơn 1.000 người. Nhiều người bị lính ngụy bắn chết khi gắng sức phản kháng.

Vụ thảm sát được chính quyền Mỹ – Diệm tiến hành nhằm phá vỡ tinh thần phản kháng của những người cách mạng bất khuất. Mỹ – Diệm sau đó phải tung tin là tù nhân uống thuốc độc tự tử, hòng ém nhẹm vụ việc.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 1/12 tại đây.