Ngày này năm xưa 16/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 16/12 có 4 sự kiện của Việt Nam và 6 sự kiện của thế giới.

Ngày 16/12 trong lịch sử thế giới

1.   Ngày mất của Võ Tắc Thiên năm 705

Võ Tắc Thiên là một phi tần ở hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị, về sau trở thành Hoàng đế triều đại Võ Chu. Bà là mẹ của 2 vị hoàng đế kế tiếp, Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán. Võ Tắc Thiên là Nữ hoàng duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc.

Võ Tắc Thiên được sử ghi chép lại là người tàn bạo, chuyên sử dụng biện pháp lưu đày, xử tử tập thể để loại bỏ đối thủ hay thậm chí cả những người thân cận. Võ Tắc Thiên qua đời ngày 16 tháng 12 năm 705.

2.      Khởi đầu loạn An Sử ở Trung Quốc năm 755

Ngày này năm xưa 16/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Loạn An Sử là cuộc biến loạn xảy ra giữa thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Loạn An Sử bắt đầu từ ngày 16 tháng 12 năm 755 khi An Lộc Sơn lấy danh nghĩa “phụng mật chiếu hoàng đế thảo phạt Dương Quốc Trung” để khởi binh chống lại nhà Đường.

Loạn An Sử được lịch sử ghi lại là một cuộc nổi loạn đầy tàn bạo, diễn ra những vụ tàn sát trái với luân thường đạo lý: 2 lần con giết chết cha, 1 lần bầy tôi giết chết vua. Quân đội cả 2 phe, sau mỗi trận chiến đều tiến hành tàn phá, cướp bóc, sát hại dân thường. Một số tài liệu thống kê cho thấy, dân số Trung Quốc bị giảm đi 7 lần sau khi kết thúc loạn An Sử.

3.      Thành lập CLB bóng đá A.C Milan năm 1899

Associazione Calcio Milan S.p.A. hay A.C Milan l à một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại thành phố Milano, Ý được thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1899. Đây là một trong những câu lạc bộ bóng đá thành công nhất thế giới. Ở đấu trường quốc tế, đội đã giành 18 danh hiệu bao gồm 4 Cúp Liên lục địa/Cúp thế giới các câu lạc bộ, 5 Siêu cúp châu Âu, 7 Cúp C1/UEFA Champions League và 2 UEFA Cup Winners’ Cup. Còn ở các giải đấu quốc nội, câu lạc bộ từng đoạt 18 danh hiệu vô địch quốc gia (Scudetto), 5 Cúp quốc gia và 7 Siêu cúp quốc gia.

4.      Động đất Hải Nguyên giết chết 200 nghìn người năm 1920

Ngày này năm xưa 16/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Trận động đất Hải Nguyên tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc xảy ra vào ngày 16 tháng 12 năm 1920. Với cường độ 8,5 độ richter, trận động đất này đã giết chết khoảng hơn 200 nghìn người và là một trong những trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận.

Theo thống kê chính thức đương thời, trong tỉnh Cam Túc có 234.117 người tử vong, khu vực chấn tâm Hải Nguyên có 73.604 người tử vong. Tuy nhiên, sóng động đất không chỉ lan trong nội bộ Cam Túc, các địa phương lân cận đều chịu thương vong nghiêm trọng, do vậy số người tử vong vẫn còn cao hơn như thế.

5.      Ngày mất của Harland Sanders năm 1980

Harland Sanders là người sáng chế ra món gà rán, hiện là món chính trong thực đơn của chuỗi nhà hàng ăn nhanh nổi tiếng thế giới KFC (Kentucky Fried Chicken). Ông bắt đầu bán gà rán trong nhà hàng bên đường ở North Corbin, Kentucky, trong thời gian Đại suy thoái. Trong thời gian đó, Sanders đã phát triển “công thức bí mật” và nhận ra tiềm năng của khái niệm nhà hàng nhượng quyền. Nhà hàng nhượng quyền KFC đầu tiên được Sanders mở tại South Salt Lake, Utah vào năm 1952.

Cả đời ông đã du lịch 250.000 dặm mỗi năm để ghé thăm những cửa hàng ăn KFC trên khắp thế giới. Ở tuổi 88, Harland Sanders trở thành triệu phú của chuỗi thương hiệu gà rán nổi tiếng nhất thế giới sau bao thăng trầm cuộc đời. Ông mất vào ngày 16 tháng 12 năm 1980

6.      Tập phim Pokemon khiến hàng trăm trẻ em bị động kinh năm 1997

Ngày này năm xưa 16/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 16 tháng 12 năm 1997, một tập phim của bộ hoạt hình nổi tiếng Pokemon, tên là Dennō Senshi Porigon (Chiến binh Điện tử Porygon) đã được phát sóng tại Nhật Bản. 37 kênh truyền hình đã chiếu tập phim này cho khoảng 4,6 triệu hộ gia đình theo dõi.

Điểm đáng chú ý của tập phim này là sử dụng những hiệu ứng hoạt họa khiến một lượng đáng kể người xem bị động kinh, sự cố mà về sau được giới truyền thông Nhật Bản gọi là “Pokémon Shock”. Kênh truyền hình điều hành sản xuất tập phim là TV Tokyo đã phải xin lỗi công khai người dân toàn quốc, đồng thời Chính phủ Nhật Bản cấm phát sóng lại tập này trên toàn thế giới.

Ngày này năm xưa 16/12 của Việt Nam:

1.      Ngày mất của vua Trần Nhân Tông năm 1308

Trần Nhân Tông sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258, mất ngày 16 tháng 12 năm 1308. Ông là vị hoàng đế thứ ba của nhà Trần nước Đại Việt.

Top-10 đã giới thiệu Trần Nhân Tông tại Ngày này năm xưa 7/12.

2.      Nghĩa quân Trương Định tập kích đồn Pháp tại Nam Kỳ năm 1862

Ngày này năm xưa 16/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Trương Định là tướng dưới trướng của Nguyễn Tri Phương, có công chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận nên được phong chức Quản cơ. Năm 1861, Trương Định hỗ trợ Nguyễn Tri Phương chống giặc tại Chí Hòa nhưng bị thất thủ.

Từ đó, ông lui về Gò Công, tổ chức nghĩa quân chống Pháp. Ông từ chối thư dụ hàng của Pháp cũng như lệnh bãi binh của vua Tự Đức, được các lộ nghĩa quân Nam Kỳ tôn làm thủ lĩnh. Nhân dân gọi ông là Bình Tây Đại nguyên soái.

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động. Mãi đến tháng 2 năm sau, nhờ có viện binh, Pháp mới lật ngược tình thế. Trương Định rút về Biên Hòa, tiếp tục đối kháng với giặc.

3.      Ngày sinh của Bùi Huy Phồn năm 1911

Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Cách mạng Việt Nam.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, viết văn, làm thơ, cộng tác với các báo Hà Nội báo, Phong hóa, Tiểu thuyết thứ năm, Văn mới… Ông gia nhập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957 và giữ nhiều chức vụ về nghệ thuật, văn hóa kháng chiến.

Các tác phẩm của Bùi Huy Phồn chủ yếu là tiểu thuyết, truyện thơ.

4.      Ngày mất của Thôi Hữu năm 1950

Ngày này năm xưa 16/12: Top 10 sự kiện nổi bật

Thôi Hữu tên thật là Nguyễn Đắc Giới, sinh năm 1919 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Thời thanh niên, ông vừa làm thợ kiếm sống vừa viết báo tuyên truyền vận động đấu tranh chống Pháp trên các tờ báo Hồn nước; Sự thật… trước Cách mạng tháng Tám.

Pháp tiến hành xâm lược lại Việt Nam, Thôi Hữu lên đường nhập ngũ, vừa làm thơ, làm văn, vừa cầm vũ khí giết giặc. Ông hy sinh ở chiến trường Việt Bắc vào ngày 16 tháng 12 năm 1950.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 16/12 tại đây.