Top 10 nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 10/2021

10 nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 10/2021 có tổng giá trị nhập khẩu 17,8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 68% trong tổng giá trị nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10 đạt 26,13 tỷ USD, giảm 2% về số tương đối và 533 triệu USD về số tuyệt đối so với với tháng 9/2021.

So với tháng trước, các mặt hàng có tốc độ giảm mạnh nhất trong tháng 10/2021 gồm lúa mì giảm 41,1%; hạt điều giảm 25,8%; bông các loại giảm 22,7%; nguyên phụ liệu dược phẩm giảm 20,7%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 19,7%…

Bên cạnh đó, các mặt hàng có tốc độ tăng nhanh nhất trong tháng gồm xăng dầu các loại tăng 89,7%; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 77,1%; phân bón các loại tăng 68,5%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 59,8%; bánh kẹp và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 34,4%…

Top 10 nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 10/2021

TTNhóm hàngGiá trị (USD)Tăng/ giảm (%)
so với tháng trước
1Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện       6.479.568.641-6,30
2Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác       3.556.935.678-3,00
3Điện thoại các loại và linh kiện       2.005.743.552-9,20
4Hàng hóa khác       1.204.147.3232,90
5Vải các loại       1.101.657.27011,30
6Sắt thép các loại          923.969.816-1,10
7Chất dẻo nguyên liệu          747.217.944-5,60
8Kim loại thường khác          623.165.284-6,80
9Sản phẩm từ chất dẻo          599.594.315-5,10
10Sản phẩm hóa chất          566.513.614-18,70
Top 10 nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 10/2021

Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Đây là nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 10/2021, đạt trị giá 6,48 tỷ USD, giảm 6,3% so với tháng trước.

Trong đó, nhóm hàng này được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc là 1,94 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1%; từ thị trường Hàn Quốc là 1,74 tỷ USD, giảm 14,3%; từ Đài Loan là 824,3 triệu USD, giảm 14,9%; từ Nhật Bản là 516,9 triệu USD, giảm 12,8%; từ Hoa Kỳ là 407,3 triệu USD, giảm 9,4%… so với tháng 9/2021.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

Trị giá nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác trong tháng đạt 3,56 tỷ USD, giảm 3% so với tháng trước.

Trong tháng 10/2021, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc với trị giá đạt 1,85 tỷ USD, giảm 10,1%; Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc với 400,5 triệu USD, giảm 7,4%; Nhật Bản với 368,7 triệu USD, tăng 11,1%; Đức với 149,8 triệu USD, giảm 1,2%; Đài Loan với 99 triệu USD, tăng 27%… so với tháng trước.

Điện thoại các loại và linh kiện

Trị giá nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong tháng đạt 2 tỷ USD, giảm 9,2% so với tháng 9/2021.

Trong tháng 10, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ 8 nước gồm Hàn Quốc đứng đầu với trị giá 1,12 tỷ USD, giảm 17,1% so với tháng trước; Trung Quốc với 737 triệu USD, tăng 9,3%; Đài Loan với 16,4 triệu USD, giảm mạnh 54,5%; Nhật Bản với 7,1 triệu USD, tăng gấp 2,1 lần; Hồng Kông với 6,6 triệu USD, giảm mạnh 73,3%; Anh với 0,3 triệu USD; Hoa Kỳ với 0,1 triệu USD, Thụy Điển với 0,02 triệu USD.

Trong tháng 9, Việt Nam không nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ 3 nước gồm Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển.

Vải các loại

Trị giá nhập khẩu vải các loại trong tháng đạt 1,1 tỷ USD, tăng 11,3% so với tháng 9/2021.

Trong đó, vải có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập nhiều nhất với trị giá 676 triệu USD, tăng 6,3% so với tháng trước; từ Đài Loan với 142,2 triệu USD, tăng 19,6%; từ Hàn Quốc với 133,9 triệu USD, tăng 14,2%; từ Nhật Bản với 49 triệu USD, tăng 6,3%; từ Thái Lan với 24,9 triệu USD, tăng 13,4%.

Sắt thép các loại

Trong tháng 10, sắt thép các loại được nhập về Việt Nam có trị giá 923,97 triệu USD, giảm nhẹ 1,1% so với tháng trước.

Theo đó, xuất xứ chủ yếu của nhóm hàng này là Ấn Độ với trị giá 184,9 triệu USD, giảm 15,1% so với tháng 9; Nhật Bản với 160,7 triệu USD, tăng 18,2%; Trung Quốc với 149,7 triệu USD, giảm mạnh 41,5%; Nga với 146,7 triệu USD, tăng vọt 2,65 lần; Hàn Quốc với 115,2 triệu USD, giảm 15,6%.

Chất dẻo nguyên liệu

Trị giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 747,2 triệu USD, giảm 5,6% so với tháng trước.

Trong tháng 10/2021, Việt Nam đã nhập khẩu nhóm hàng này nhiều nhất là có xuất xứ từ Hàn Quốc với trị giá 170,5 triệu USD, giảm 6,7%; từ Trung Quốc với 132,7 triệu USD, tăng 2,6%; từ Đài Loan với 84,5 triệu USD, tăng 14,3%; từ Ả Rập Xê Út với 78,4 triệu USD, giảm 14,2%; từ Thái Lan với 59,8 triệu USD, giảm 8,9%… so với tháng trước.

Ô tô nguyên chiếc các loại

Trong tháng 10/2021, lượng nhập xe ô tô nguyên chiếc các loại về Việt Nam là 15,36 nghìn chiếc với trị giá là 349 triệu USD, tăng mạnh 77,2% về lượng và tăng 77,1% về trị giá so với tháng trước.

Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong tháng chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm 94% tổng lượng nhập khẩu của cả nước.

Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là 8.320 chiếc, tăng mạnh 2,5 lần với trị giá gần 153,8 triệu USD, tăng 2,45 lần so với tháng trước; từ Trung Quốc là 1.733 chiếc, tăng 66,5% với trị giá 67,2 triệu USD, tăng 56,7%; từ Indonesia là 3.925 chiếc, tăng 10,5% với trị giá 53 triệu USD, tăng 20,7%; từ Hàn Quốc là 221 chiếc, tăng 2,1 lần với trị giá 19,3 triệu USD, tăng 2,4 lần; từ Nhật Bản là 256 chiếc, tăng 13,8% với trị giá 12,6 triệu USD, tăng 11,3% so với tháng trước.

Thị trường nhập khẩu

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất tháng 10/2021 từ Trung Quốc với trị giá 8,33 tỷ USD, giảm 3,3% so với tháng trước; sau đến Hàn Quốc với 4,65 tỷ USD, giảm 12,3%; Nhật Bản với 1,83 tỷ USD, tăng 4,2%; Đài Loan với 1,64 tỷ USD, giảm 1,2%; Hoa Kỳ với 1,17 tỷ USD, giảm 11,9%.

Top 5 thị trường này chiếm 67% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

RSS
Follow by Email
YouTube
YouTube