Ngày này năm xưa 29/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 29/1 có 6 sự kiện của Việt Nam và 4 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 29/1:

1.      Ngày sinh Romain Rolland năm 1866

Romain Rolland sinh ngày 29 tháng 1 năm 1866. Ông là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp. Rolland nhận giải Nobel Văn học năm 1915. Top 10 đã giới thiệu Romain Rolland vào Ngày này năm xưa 30/12 là ngày mất của ông.

2.      Bằng sáng chế đầu tiên cho ô tô chạy xăng năm 1886

Ngày này năm xưa 29/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 29 tháng 1 năm 1886, nhà phát minh Karl Benz đã nhận được bằng sáng chế đầu tiên cho một chiếc ô tô chạy bằng động cơ đốt trong.

Vào thời gian đầu, xe ô tô của Karl Benz chỉ có 3 bánh. Đến năm 1891, xe ô tô 4 bánh mới xuất hiện. Benz cũng là người đầu tiên tích hợp động cơ đốt trong với khung gầm, thiết kế còn được sử dụng đến ngày nay.

3.      Công chiếu phim Người Đẹp Ngủ Trong Rừng năm 1959

Người Đẹp Ngủ Trong Rừng là bộ phim hoạt hình do hãng Walt Disney sản xuất năm 1959, dựa trên truyện cổ tích cùng tên. Bộ phim được ra mắt vào ở các rạp vào ngày 29 tháng 1 năm 1959.

Bộ phim kể về cô công chúa bị trúng lời nguyền của mụ phù thủy mà rơi vào giấc ngủ triền miên. Về sau, cô được giải cứu bởi chàng hoàng tử dũng cảm.

4.      Mỹ gọi Triều Tiên, Iran, Iraq là “trục ma quỷ” năm 2002

Ngày này năm xưa 29/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Trục ma quỷ, hay danh sách “các quốc gia tài trợ cho khủng bố” là một thuật ngữ được đặt ra bởi Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush trong Thông điệp Liên bang ngày 29 tháng 1 năm 2002. Triều Tiên, Iran, Iraq bị Mỹ liệt và nhóm này.

Sau vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2001, Mỹ khởi động cuộc chiến tranh chống khủng bố. Tuy nhiên, một số cáo buộc cho rằng Mỹ mượn cớ này để gia tăng tầm ảnh hưởng và triệt tiêu các đối thủ quốc tế, ví dụ như chính quyền Iraq của ông Saddam Hussein.

Ngày này năm xưa 29/1 của Việt Nam:

1.      Chiến thắng quân Nguyên Mông lần đầu năm 1258

Ngày 29 tháng 1 năm 1258, Quân Mông Cổ bị quân Đại Việt tập kích, bị thiệt hại nặng, rút lui khỏi Đông Bộ Đầu và Thăng Long. Cuộc xâm lược Đại Việt của Mông Cổ chính thức thất bại.

Trước đó, quân Mông người đông thế mạnh, liên tục đẩy lùi quân nhà Trần, chiếm được thành Thăng Long. Tại đây, chúng bị ta dùng kế “vườn không nhà trống”, gặp khó khăn về lương thực dẫn đến kiệt quệ, mất sức chiến đấu.

2.      Ngày mất Tú Xương năm 1907

Ngày này năm xưa 29/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, sinh năm 1870, mất ngày 29 tháng 1 năm 1907. Ông là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.

Tú Xương có dòng dõi nhà Nho, vốn mang họ Phạm nhưng gia tộc được ban họ Trần nhờ góp công lớn dưới thời nhà Trần. Tú Xương lấy vợ từ năm 16 tuổi, đi thi khoa cử từ năm 17 tuổi nhưng chỉ đỗ tú, không được làm quan cũng không được thi Hội. Vợ ông phải gánh vác cả gia đình.

Chính vì vậy, trong thơ của Tú Xương có những câu như “Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ”, “Nuôi đủ năm con với một chồng”… Ông sống 37 năm cuộc đời trong nỗi vất vả, tủi nhục, giữa thời buổi đất nước có nhiều nhiễu nhương.

3.      Ngày mất Nguyễn Thị Quang Thái năm 1944

Nguyễn Thị Quang Thái sinh năm 1915, mất ngày 29 tháng 1 năm 1944. Bà là nhà cách mạng Việt Nam, là một trong những thành viên thời đầu và hoạt động xuất sắc trong phong trào Truyền bá Quốc ngữ thập niên 1930.

Nguyễn Thị Quang Thái còn được biết đến là em gái của Nguyễn Thị Minh Khai và là người vợ đầu tiên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Sau khi sinh con đầu lòng cho tướng Giáp, bà Thái bị giặc bắt, giam tại Hỏa Lò. Tại đây, bà đã hết lòng cứu chữa những tù nhân không may mắc bệnh sốt chấy rận. Bà kiệt sức, nhiễm bệnh thương hàn và qua đời khi còn rất trẻ.

4.      Ngày mất của Mười Chấp năm 1992

Ngày này năm xưa 29/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Đỗ Thế Chấp, hay Mười Chấp sinh năm 1922, mất ngày 29 tháng 1 năm 1992. Ông là chiến sĩ, anh hùng cách mạng Việt Nam.

Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi, Mười Chấp từng bị địch bắt tại nhà giam Vĩnh Điện, Hội An. Sau khi đánh đuổi giặc Pháp, Mười Chấp nắm quyền lãnh đạo tỉnh Quảng Nam.

Mười Chấp được nhận xét là là một cán bộ lãnh đạo giàu mưu lược, dũng cảm, đặc biệt là tài vận động quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng. Ông đã đưa được đồng chí Nguyễn Lương Y vào làm thư ký riêng cho tướng ngụy Nguyễn Chánh Thiđể khai thác nguồn tin tình báo của địch; xây dựng được 12 chi bộ Đảng hợp pháp hoạt động trong lòng địch suốt những năm chống Mỹ.

5.      Ngày mất Lê Dung năm 2001

Lê Dung sinh năm 1951, mất ngày 29 tháng 1 năm 2001. Bà là nữ ca sĩ opera người Việt Nam. Lê Dung tiên phong cho nền âm nhạc cổ điển Việt Nam cả về trình diễn lẫn giảng dạy.

Ca sĩ Lê Dung góp công lớn trong việc làm rạng danh nền opera của Việt Nam. Bà cũng đào tạo ra nhiều ca sĩ nổi tiếng khác như Ngọc Anh, Tạ Minh Tâm. Lê Dung được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

6.      Ngày mất Vũ Đình Hòe năm 2011

Vũ Đình Hòe sinh năm 1912, mất ngày 29 tháng 1 năm 2011. Ông là luật sư, nhà báo và là Bộ trưởng Bộ Giáo dục (thời đó là Bộ Quốc gia giáo dục) đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông cũng được biết đến là một trong các thành viên sáng lập của Đảng Dân chủ Việt Nam (30 tháng 6 năm 1944) và giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng. Sau này Đảng Dân chủ tham gia vào Mặt trận Việt Minh.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 29/1 tại đây.