Ngày này năm xưa 7/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Trong 10 sự kiện ngày này năm xưa 7/11 có 5 sự kiện của Việt Nam và 5 sự kiện của thế giới.

MỤC LỤC XEM NHANH

Ngày 7/11 trong lịch sử thế giới:

1. Ngày sinh Marie Curie năm 1867

Ngày này năm xưa 7/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Marie Skłodowska Curie sinh ngày 7 tháng 11 năm 1867. Bà là nữ khoa học gia nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý và hóa học, cũng là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel và người phụ nữ duy nhất nhận 2 giải Nobel trong 2 lĩnh vực khác nhau.

Tên khai sinh của Marie Curie là Marie Salomea Skłodowska, tên Curie được đặt theo họ của chồng là Pierre Curie. Thành tựu nổi bật trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Marie Curie, cũng là thành tựu đem đến giải Nobel là việc nghiên cứu, phát hiện tính chất phóng xạ của uranium, đồng thời tìm ra 2 nguyên tố mới cũng có tính phóng xạ là polonium và radi.

2. Ngày sinh Chandrasekhara Venkata Raman năm 1888

Chandrasekhara Venkata Raman sinh ngày 7 tháng 11 năm 1888, là nhà vật lý học người Ấn Độ (khi đó vẫn thuộc Anh). Ông được nhận giải Nobel Vật lý năm 1930 nhờ vào việc phát hiện ra hiệu ứng Raman.

Raman là nhà khoa học lỗi lạc bậc nhất lịch sử Ấn Độ. Sau khi ông mất vào năm 1970, ngôi nhà của ông đã được gìn giữ và trở thành một bảo tàng lịch sử khoa học.

3. Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917

Ngày này năm xưa 7/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 7 tháng 11 năm 1917 (ngày 25 tháng 10 năm 1917 theo lịch Julius) là ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, chính thức hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Lãnh đạo cuộc cách mạng là Đảng Bolshevik, dẫn đầu bởi vị lãnh tụ vĩ đại Vladimir Lenin. Thắng lợi cuộc cách mạng Tháng Mười Nga là lời cổ vũ rất lớn đối với hoạt động cách mạng vô sản trên toàn thế giới, thôi thúc tinh thần đấu tranh chống lại ách cai trị của phong kiến, tư bản.

4. Franklin D. Roosevelt đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 năm 1944

Franklin D. Roosevelt trở thành vị tổng thống Mỹ duy nhất đắc cử 4 nhiệm kỳ vào ngày 7 tháng 11 năm 1944. Tuy nhiên, ông chưa kịp hoàn thành nhiệm kỳ thứ 4 thì đã qua đời vào năm 1945.

Franklin Roosevelt là người lãnh đạo nước Mỹ trong Thế chiến II, được coi là bước ngoặt lịch sử xác nhận vai trò bá chủ của nước Mỹ. Ông cũng được các nhà sử học và chính trị học đánh giá là một trong ba vị tổng thống vĩ đại nhất lịch sử nước Mỹ.

5. Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ năm 2020

Sau cuộc bầu cử ngày mùng 3, ngày 7 tháng 11 năm 2020, Joe Biden được chính thức xác nhận đã giành chiến thắng trước đối thủ là Donald Trump và trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ. Ông cũng được biết đến là tổng thống Mỹ “già” nhất trong lịch sử khi đắc cử năm 78 tuổi.

Trước đó, Joe Biden cũng hoạt động với vai trì là phó tổng thống dưới thời Barack Obama, từ năm 2009 đến năm 2017.

Ngày này năm xưa 7/11 của Việt Nam:

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh thông báo việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi năm 1946

Ngày này năm xưa 7/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 7 tháng 11 năm 1946, tuyên bố trên tờ báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời cảm ơn tới những chiến sĩ đã hy sinh tính mạng cho nền độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc.

Trong thư, Bác Hồ cũng gửi lời chào thân ái tới các gia đình liệt sĩ, đồng thời tuyên bố “tôi nhận con các liệt sĩ làm con nuôi của tôi”.

Lời cảm ơn của Bác là sự an ủi rất lớn đối với gia đình các liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc, cũng là lời động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân đội và nhân dân Việt Nam trước cuộc kháng chiến trường kỳ.

2. Ngày mất Phạm Ngọc Thạch năm 1968

Phạm Ngọc Thạch là bác sĩ nổi tiếng của Việt Nam và là Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Phạm Ngọc Thạch tốt nghiệp bác sĩ ở Paris, Pháp, sau đó về nước mở phòng mạch riêng năm 1936 và trở nên rất giàu có, sở hữu nhiều biệt thự và xe hơi ở Đà Lạt. Tuy nhiên, tinh thần yêu nước đã thôi thúc người bác sĩ trẻ tham gia các phong trào yêu nước và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1945.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Phạm Ngọc Thạch trực tiếp vào chiến trường miền Nam để cứu chữa thương bệnh binh. Ông trúng sốt rét và mất ngày 7 tháng 11 năm 1968. Khi biết tin Phạm Ngọc Thạch mất, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều đồng nghiệp ngành y đã “không cầm được nước mắt”.

3. Trận cầu đoàn tụ năm 1976

Ngày này năm xưa 7/11: Top 10 sự kiện nổi bật

Đây là trận bóng đá đầu tiên giữa hai đội bóng đến từ hai miền Nam – Bắc kể từ sau khi thống nhất đất nước, diễn ra ngày 7 tháng 11 năm 1976. 2 đội tham gia là đội Cảng Sài Gòn và đội Tổng cục Đường sắt.

Trận cầu diễn ra tại sân vận động Thống Nhất ở TP.HCM, thu hút hơn 30 nghìn khán giả đến xem. Trong khi trận bóng diễn ra, bài hát Như Có Bác Trong Ngày Vui Đại Thắng được phát lên, từ đó cũng trở thành bài hát quen thuộc của các cổ động viên để cổ vũ cho các cầu thủ nước nhà sau này.

Kết thúc trận đấu, Tổng cục Đường Sắt giành chiến thắng với tỷ số 2:0.

4. Nhã nhạc cung đình Huế trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2003

Vào ngày 7 tháng 11 năm 2003, tại trụ sở UNESCO ở Paris, Pháp, Tổng giám đốc UNESCO đã chính thức công bố Nhã nhạc cung đình Huế trở thành 1 trong 28 kiệt tác truyến khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nhã nhạc cung đình Huế phát triển từ thê kỷ XIII, là thể loại nhạc được biểu diễn trong các dịp lễ hội của triều đình nhà Nguyễn.

5. Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2006

Ngày 7 tháng 11 năm 2006 đã diễn ra lễ ký kết Nghị định thư WT/ACC/VNM/48, chính thức công nhận Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đại diện tham dự lễ ký kết là Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc WTO Paxan Lami.

Sự kiện này đánh dấu mốc đặc biệt trong tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO, hoạt động xuất nhập khẩu cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trở nên vô cùng khởi sắc.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 7/11 tại đây.