Ngày này năm xưa 8/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày này năm xưa 8/1 có 6 sự kiện của Việt Nam và 4 sự kiện của thế giới.

Thế giới ngày 8/1:

1.      Ngày mất Marco Polo năm 1324

Marco Polo sinh năm 1254, là một thương gia và nhà thám hiểm gốc Venezia (Ý). Ông là một trong những châu Âu đầu tiên đi đến Trung Quốc bằng Con đường tơ lụa cũng như đến thăm vị khả hãn Mông Cổ Hốt Tất Liệt.

Hành trình của ông được thêm thắt những màu sắc bí ẩn và ghi chép lại trong quyển sách Marco Polo du ký. Tuy nhiên những câu chuyện này không được nhắc đến trong lịch sử Trung Hoa. Marco Polo mất ngày 8 tháng 1 năm 1324 tại quê nhà, do một cơn ốm nặng.

2.      Thành lập Đại hội Dân tộc Phi năm 1912

Ngày này năm xưa 8/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Đại hội dân tộc Phi (ANC) thành lập ngày 8 tháng 1 năm 1912. Đây là đảng phái chính trị tại Nam Phi, hoạt động với mục đích đấu tranh cho quyền lợi của người da đen tại nước này.

ANC từng bị cấm hoạt động dưới thời chính quyền Apartheid. Sau này, chế độ Apartheid bị xóa bỏ, chủ tịch ANC là Nelson Mandela đã nhậm chức tổng thống Mỹ với đa số phiếu bầu.

3.      Ngày sinh Kim Jong-un năm 1982

Kim Jong-un sinh ngày 8 tháng 1 năm 1982 (có tài liệu ghi 1983), là đương kim lãnh đạo tối cao của Triều Tiên. Ông là cháu nội của nhà lãnh đạo và người sáng lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Il-sung, con trai của lãnh đạo tối cao Kim Jong-il.

Giống như cha và ông nội, Kim Jong-un được mô tả là một kẻ độc tài, có lối hành xử vua chúa. Tuy nhiên, một số người đã tiếp xúc với ông, bao gồm cả tổng thống Donald Trump nhận xét Kim là người thông minh, hài hước, thân thiện.

4.      Tai nạn chuyến bay 634 năm 2003

Ngày này năm xưa 8/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Ngày 8 tháng 1 năm 2003, chuyến bay số 634 của Turkish Airlines cất cánh từ sân bay Ataturk Istanbul đến sân bay Diyarbakır ở Thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay gặp tai nạn ngay trước khi tiếp đất, khiến 75 hành khách thiệt mạng và 5 hành khách bị thương nặng. Nguyên nhân được cho là điều kiện sương mù dày đặc ảnh hưởng đến khả năng điều khiển của phi công.

Ngày này năm xưa 8/1 của Việt Nam:

1.      Nhà Tống xâm lược Đại Việt năm 1077

Sau khi Đại Việt sử dụng chiến lược “tiên pháp chế nhân”, đánh thẳng vào thành Ung Châu để triệt phá lực lượng quân Tống, ngày 8 tháng 1 năm 1077, tướng nhà Tống là Quách Quỳ và Triệu Tiết dẫn quân tràn xuống Đại Việt.

Nhà Tống đại bại ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, khi đối đầu với quân phòng thủ chủ lực của Đại Việt.

2.      Ngày sinh Lê Thương năm 1914

Ngày này năm xưa 8/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Lê Thương tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1914, tại phố Hàm Long, Hà Nội. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất cho thời kỳ tiền chiến của tân nhạc Việt Nam.

Là một nhạc sĩ tài danh nhưng Lê Thương kiếm sống bằng nghề dạy học môn sử địa và tiếng Pháp. Ông là tác giả của nhiều bản nhạc phổ từ thơ của các thi sĩ nổi tiếng như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư… những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bộ ba bài Hòn Vọng Phu và bài hát Thằng Cuội.

Lê Thương cũng là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết nhạc hài hước, trào phúng, với nội dung phê phán sự mị dân, phê phán giới bồi bút…

3.      Bảo Đại lên ngôi vua năm 1926

Ngày 8 tháng 1 năm 1926, hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy chính thức đăng quang, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Đây là vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn cũng như thời kỳ phong kiến Việt Nam.

Bảo Đại là người đầu tiên tuyên cáo Việt Nam độc lập, sau đó thành lập Đế quốc Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Tám, Bảo Đại thoái vị. Ông nói “Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước nô lệ”.

Bảo Đại được mời làm cố vấn cho Chính phủ cách mạng, được bầu làm đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, vị cựu hoàng lại tiếp tục tin theo lời Pháp, lập chính phủ khác để chống lại Cách mạng. Về sau, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm phế truất và sang Pháp sống lưu vong đến hết đời.

4.      Ngày sinh Hữu Thọ năm 1932

Ngày này năm xưa 8/1: Top 10 sự kiện nổi bật

Hữu Thọ (sinh ngày 8 tháng 1 năm 1932. Ông tên thật là Nguyễn Hữu Thọ, là nhà báo, chính khách Việt Nam. Nguyễn Hữu Thọ nguyên là Tổng biên tập báo Nhân dân, Chủ nhiệm Khoa báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Hữu Thọ tham gia Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sau đó làm công tác liên lạc và chinh trị viên trong kháng chiến chống Pháp. Đến năm 1957, Hữu Thọ chuyển sang làm báo, chuyên viết về nông nghiệp và nông thôn.

5.      Ngày mất Huyền Kiêu năm 1995

Huyền Kiêu tên thật là Bùi Lão Kiều, sinh năm 1915, là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Trong kháng chiến chống Pháp, Huyền Kiêu làm công tác văn nghệ ở chi hội Văn nghệ Liên khu III.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Huyền Kiêu c ông tác ở tạp chí Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho đến năm 1975. Sau Giải phóng, ông vào sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và mất ở nơi đó vào ngày 8 tháng 1 năm 1995.

6.      Trung Quốc giết hại ngư dân Việt Nam tại vịnh Bắc Bộ năm 2005

Sự kiện này có tên là Vụ việc vịnh Bắc Bộ, xảy ra ngày 8 tháng 1 năm 2005, khi 2 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị cảnh sát biển Trung Quốc bao vây, nổ súng. Kết quả, 9 người chết, 7 người bị thương và 8 người bị bắt giữ.

Việt Nam lên án hành vi của Trung Quốc khi nổ súng tấn công những ngư dân không có vũ trang. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố những ngư dân nói trên là cướp biển đã tấn công tàu cảnh sát biển.

Xem thêm sự kiện ngày này năm xưa 8/1 tại đây.